Hổ Sumatran chỉ có thể tìm thấy nó trên đảo Sumatra của Indonesia. Theo Cục sinh vật biển và động vật hoang dã ở Mỹ, hiện nay, có khoảng 400 đến 500 con hổ Sumatra.
Nếu như hổ vốn được coi là loài động vật lớn nhất trong thế giới loài mèo thì hổ Sumatra lại là loài nhỏ nhất trong các phân loài hổ.
Hổ Bengal được tìm thấy chủ yếu ở Ấn Độ và Bangladesh nhưng chúng cũng sống ở Nepal, Bhutan và Miến Điện. Hổ Bengal là phân loài hổ phổ biến nhất và cũng là loài hổ lớn thứ 2 trong số các phân loài hổ còn tồn tại.
Chúng có bộ lông màu da cam với những sọc màu nâu hoặc đen nhưng mỗi con hổ lại có những đường vằn được bố trí ở những vị trí khác nhau, điều đó làm cho mỗi con hổ có những bộ lông khác nhau tương tự như việc con người không ai có cùng dấu vân tay.
Hổ Đông Dương hay hổ Corbett (danh pháp khoa học: Panthera tigris corbetti) là một phân loài hổ sống chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan, Việt Nam. Tên gọi "hổ Corbett" có nguồn gốc từ tên gọi khoa học của nó là Panthera tigris corbetti, và tên gọi này được đặt để ghi công nhà bảo tồn nổi tiếng Jim Corbett.
Lông của chúng có màu cam tối hơn các phân loài hổ khác, thêm vào đó, những sọc trên lông của chúng giúp chúng ngụy trang trước con mồi.
Hổ Mã Lai là một quần thể hổ sống ở miền Trung và Nam của bán đảo Mã Lai. Hổ Mã Lai và hổ Đông Dương không có nhiều sự khác biệt rõ ràng, thậm chí, người ta còn không phân biệt được hộp sọ của hai loài này khi được đem ra so sánh với nhau.
Chiều dài cơ thể của hổ Mã Lai có vẻ nhỏ hơn loài hổ Ấn Độ. Sau khi đo đạc kích thước của 11 cá thể hổ Mã Lai đực và 8 con cái, người ta rút ra kết luận là hổ đực có chiều dài trung bình khoảng 2,6 mét trong khi hổ cái là 2,39 mét. Chiều cao của loài này dao động từ 58 đến 104 cm cùng cân nặng từ 24 đến 88 kg.
Hổ Siberia hay còn gọi là hổ Amur, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu, là động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới. Với cân nặng trung bình lên đến 350 kg (kỷ lục về cân nặng được ghi nhận là 465 kg), chúng được mệnh danh là “Chúa tể của rừng Taiga”.
Hổ Siberia thường thích sống đơn độc. Thức ăn của chúng chủ yếu là những động vật ăn cỏ như hươu đỏ, hươu xạ, nai sừng tấm, heo rừng và tuần lộc. Thế nhưng, cũng có không ít người cho rằng, chúng còn săn cả gấu nâu để làm thức ăn.
Hổ Hoa Nam là một phân loài nhỏ thuộc loài hổ. Nơi sống của hổ Hoa Nam bao gồm miền Trung và miền Nam Trung Quốc, nơi đây còn từng là lãnh thổ của cả Hổ Bengal, Hổ Siberia và Hổ Đông Dương.
Chúng thường có mặt trong các khu rừng thường xanh, đầm lầy, rừng, đồng cỏ, rừng cây rụng lá, rừng nhiệt đới, sa mạc hay cả núi đá. Loài này đã được tiếp xúc với nhiều loại khí hậu, nhiệt độ và cả độ cao trên núi. Nơi sống của chúng phải bao gồm thật nhiều con mồi để hổ Hoa Nam có thể thỏa sức săn bắt và nguồn nước.
Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Thùy Dung (T.H)