Diện mạo hoàn thiện của chùa Cầu Hội An ngày khánh thành

Sáng ngày 3/8, chùa Cầu Hội An cơ bản đã hoàn thiện sau hơn 1,5 năm đại trùng tu. Các đơn vị thi công đang gấp rút chỉnh trang cho buổi lễ khánh thành dự kiến diễn ra vào chiều hôm nay.

 Chùa Cầu tọa lạc bên bờ sông Hoài, phố cổ Hội An (Quảng Nam), nơi từng là thương cảng sầm uất, nơi diễn ra hoạt động giao thương nhộn nhịp bậc nhất trong khu vực. Hiện đây là đô thị cổ sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Chùa Cầu tọa lạc bên bờ sông Hoài, phố cổ Hội An (Quảng Nam), nơi từng là thương cảng sầm uất, nơi diễn ra hoạt động giao thương nhộn nhịp bậc nhất trong khu vực. Hiện đây là đô thị cổ sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước.

 Chùa Cầu Hội An hay còn được biết đến với tên gọi Lai Viễn Kiều, là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Nhật Bản còn sót lại tại TP Hội An. Sau hơn 400 năm tồn tại, công trình này trải qua nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu gần nhất bắt đầu từ tháng 12/2022, kéo dài hơn 1,5 năm. Chiều 3/8, TP Hội An sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình nhân sự kiện "Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản".

Chùa Cầu Hội An hay còn được biết đến với tên gọi Lai Viễn Kiều, là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Nhật Bản còn sót lại tại TP Hội An. Sau hơn 400 năm tồn tại, công trình này trải qua nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu gần nhất bắt đầu từ tháng 12/2022, kéo dài hơn 1,5 năm. Chiều 3/8, TP Hội An sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình nhân sự kiện "Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản".

 Sau khi hoàn thiện những lớp sơn cuối cùng, chùa Cầu trông đã hài hòa hơn. Nhiều người dân và du khách tranh thủ đến đây từ sáng sớm để check-in trước khi khách du lịch đổ xô đến đông đúc.

Sau khi hoàn thiện những lớp sơn cuối cùng, chùa Cầu trông đã hài hòa hơn. Nhiều người dân và du khách tranh thủ đến đây từ sáng sớm để check-in trước khi khách du lịch đổ xô đến đông đúc.

 Dự án tu bổ di tích chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng.

Dự án tu bổ di tích chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng.

 Trong quá trình trùng tu, các đơn vị phát hiện một số vấn đề còn gây tranh cãi như 'mặt cầu cong hay thẳng' và những kiến trúc liên quan đến mặt cầu như dầm, giàn nên phải tạm dừng tu bổ để nghiên cứu. Vì thời gian trùng tu kéo dài thành 1,5 năm thay vì 1 năm như dự kiến.

Trong quá trình trùng tu, các đơn vị phát hiện một số vấn đề còn gây tranh cãi như 'mặt cầu cong hay thẳng' và những kiến trúc liên quan đến mặt cầu như dầm, giàn nên phải tạm dừng tu bổ để nghiên cứu. Vì thời gian trùng tu kéo dài thành 1,5 năm thay vì 1 năm như dự kiến.

 Để đảm bảo tính chân xác, chỉ những cấu kiện gỗ bị mục ruỗng mới được thay thế, các chi tiết còn sử dụng được một phần sẽ được chắp vá để giữ tối đa những yếu tố gốc của di tích.

Để đảm bảo tính chân xác, chỉ những cấu kiện gỗ bị mục ruỗng mới được thay thế, các chi tiết còn sử dụng được một phần sẽ được chắp vá để giữ tối đa những yếu tố gốc của di tích.

 Toàn bộ đĩa mặt tiền diềm mái phần cầu được đánh số, được tận dụng lắp đặt trở lại như vị trí cũ, giống đến 80%, hai đầu cầu chỉ thay một số vị trí đĩa đã mất hoàn toàn. Trước đó, trên mạng xã hội có thông tin cho rằng đĩa cổ trên mái chùa Cầu bị mất cắp sau trùng tu. Trước vụ việc trên, lãnh đạo TP Hội An khẳng định thông tin này là xuyên tạc.

Toàn bộ đĩa mặt tiền diềm mái phần cầu được đánh số, được tận dụng lắp đặt trở lại như vị trí cũ, giống đến 80%, hai đầu cầu chỉ thay một số vị trí đĩa đã mất hoàn toàn. Trước đó, trên mạng xã hội có thông tin cho rằng đĩa cổ trên mái chùa Cầu bị mất cắp sau trùng tu. Trước vụ việc trên, lãnh đạo TP Hội An khẳng định thông tin này là xuyên tạc.

 Trong ảnh là gian chính giữa chùa Cầu, nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ. Đây là vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

Trong ảnh là gian chính giữa chùa Cầu, nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ. Đây là vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

 Hai đầu chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu. Tượng Thiên Cẩu trấn giữ đầu Đông hướng đường Trần Phú, tượng Linh Hầu trấn giữ đầu còn lại.

Hai đầu chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu. Tượng Thiên Cẩu trấn giữ đầu Đông hướng đường Trần Phú, tượng Linh Hầu trấn giữ đầu còn lại.

 Từ ngày 2-4/8, không gian trước chùa Cầu đã diễn ra hoạt động trưng bày sách, ảnh về hoạt động giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản nhân sự kiện văn hóa Hội An - Nhật Bản.

Từ ngày 2-4/8, không gian trước chùa Cầu đã diễn ra hoạt động trưng bày sách, ảnh về hoạt động giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản nhân sự kiện văn hóa Hội An - Nhật Bản.

 Những chiếc cờ cá chép, biểu tượng của Nhật Bản cũng đã được dưng lên bên bờ sông Hoài thơ mộng.

Những chiếc cờ cá chép, biểu tượng của Nhật Bản cũng đã được dưng lên bên bờ sông Hoài thơ mộng.

 Sau hơn 1,5 năm được bao bọc trong nhà tôn, chùa Cầu đã khoác lên "áo mới". Nhiều người dân tranh thủ đến check-in với công trình biểu tượng này từ sáng sớm.

Sau hơn 1,5 năm được bao bọc trong nhà tôn, chùa Cầu đã khoác lên "áo mới". Nhiều người dân tranh thủ đến check-in với công trình biểu tượng này từ sáng sớm.

 Tọa lạc bên bờ sông Hoài, từ khi được xây dựng chùa Cầu đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986,1996 và nhiều lần tu bổ nhỏ.

Tọa lạc bên bờ sông Hoài, từ khi được xây dựng chùa Cầu đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986,1996 và nhiều lần tu bổ nhỏ.

 Chùa Cầu được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 1990.

Chùa Cầu được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 1990.

Phạm Toàn - Linh Huỳnh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dien-mao-hoan-thien-cua-chua-cau-hoi-an-ngay-khanh-thanh-post1489834.html