Diện mạo mới của các trụ sở phường, xã ở Hà Nội sau sáp nhập
Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành tại Hà Nội. Trụ sở 126 xã, phường mới được đưa vào hoạt động phục vụ nhân dân với một diện mạo khang trang mới.
VIDEO: Diện mạo mới các trụ sở phường, xã mới sau sáp nhập tại Hà Nội.

Trụ sở mới UBND phường Cửa Nam được đặt tại số 21 Bà Triệu. Đây là một trong những phường trung tâm mới của Hà Nội, hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường cũ: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).

Trụ sở Đảng ủy - UBND phường Hoàn Kiếm ở số 126 Hàng Trống - đây là trụ sở của quận Hoàn Kiếm cũ. Phường Hoàn Kiếm mới được hình thành từ việc sắp xếp, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ cùng một phần diện tích của các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống và Tràng Tiền.

Phường Đống Đa được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Thịnh Quang (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trung Liệt, Quang Trung (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng (quận Đống Đa).

Phường Ô Chợ Dừa được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Cát Linh (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung Liệt (quận Đống Đa), Thành Công, Điện Biên (quận Ba Đình).

Trụ sở UBND phường Kim Liên mới được đặt tại số 2 ngõ 4B phố Đặng Văn Ngữ. Phường Kim Liên được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Kim Liên, Khương Thượng (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Mai, Phương Liên - Trung Tự, Quang Trung (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nam Đồng, Trung Liệt (quận Đống Đa).

Trụ sở UBND phường Láng mới được đặt trong một ngõ nhỏ phố Vũ Tông Phan. Phường Láng được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Láng Thượng (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Láng Hạ (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình).

Trụ sở UBND phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại số 188 phố Kim Hoa. Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khâm Thiên, Văn Chương, Thổ Quan (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa), Điện Biên (quận Ba Đình), Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng).

Trụ sở cũ của quận Cầu Giấy, 96 Trần Thái Tông nay trở thành trụ sở mới của Đảng ủy - UBND phường Cầu Giấy.


Phường Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích và dân số của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy); một phần các phường Quan Hoa, Yên Hòa (quận Cầu Giấy) và Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm).

Trụ sở UBND phường Yên Hòa được đặt tại số 231 Nguyễn Ngọc Vũ. Phường Yên Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số của các phường Yên Hòa, Trung Hòa; một phần các phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).

Trụ sở UBND phường Nghĩa Đô được đặt tại số 45 Nghĩa Tân. Phường Nghĩa Đô được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm), Nghĩa Đô, Quan Hoa (quận Cầu Giấy); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm), Xuân La (quận Tây Hồ), Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch (quận Cầu Giấy).

Trụ sở cũ của quận Thanh Xuân được dùng làm trụ sở Đảng ủy - UBND phường Thanh Xuân mới. Phường Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); Trung Hòa (quận Cầu Giấy).

Trụ sở UBND phường Phương Liệt được đặt tại số 136 Nguyễn Ngọc Nại. Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Khương Mai (quận Thanh Xuân); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khương Trung, Khương Đình (quận Thanh Xuân), Thịnh Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai).

Trụ sở UBND phường Khương Đình được đặt tại số 33 Khương Hạ. Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khương Đình, Hạ Đình, Khương Trung (quận Thanh Xuân); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).