Diện mạo mới của Thiên hạ đệ nhất hùng quan trước ngày mở cửa đón khách

Sau khi được đầu tư 42 tỷ đồng để trùng tu, di tích Hải Vân Quan khoác lên mình diện mạo mới và sẵn sàng mở cửa đón du khách từ ngày 1/8.

Di tích Hải Vân Quan nằm trên núi Hải Vân, có độ cao 496 mét so với mặt nước biển. Đây không chỉ là danh thắng nổi tiếng trong lịch sử mà còn là nơi chứng kiến những chiến tích oai hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Di tích Hải Vân Quan nằm trên núi Hải Vân, có độ cao 496 mét so với mặt nước biển. Đây không chỉ là danh thắng nổi tiếng trong lịch sử mà còn là nơi chứng kiến những chiến tích oai hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Cụm công trình Hải Vân Quan nằm ngay trên đỉnh đèo Hải Vân, là điểm tiếp nối giữa 2 thành phố lớn nhất miền trung Việt Nam và có hướng nhìn ra biển rất đẹp. Thế nhưng, trải qua gần 200 năm lịch sử với nhiều biến động của chiến tranh di tích này trở nên hoang phế. Cùng với đó, do nằm giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng, di tích này không được quan tâm, chăm sóc và tôn tạo đúng mức nên bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: XT)

Cụm công trình Hải Vân Quan nằm ngay trên đỉnh đèo Hải Vân, là điểm tiếp nối giữa 2 thành phố lớn nhất miền trung Việt Nam và có hướng nhìn ra biển rất đẹp. Thế nhưng, trải qua gần 200 năm lịch sử với nhiều biến động của chiến tranh di tích này trở nên hoang phế. Cùng với đó, do nằm giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng, di tích này không được quan tâm, chăm sóc và tôn tạo đúng mức nên bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: XT)

Năm 2016 TP Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế mới cùng nhau bàn cách để bảo tồn, phát huy di tích Hải Vân Quan. Ngày 19/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. (Ảnh: XT)

Năm 2016 TP Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế mới cùng nhau bàn cách để bảo tồn, phát huy di tích Hải Vân Quan. Ngày 19/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. (Ảnh: XT)

Sau gần 3 năm, đến nay việc trùng tu di tích Hải Vân Quan đã hoàn thành và sẵn sàng đón du khách tham quan. Từ trên cao nhìn xuống, di tích như được khoác lên màu áo mới nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị về kiến trúc và lịch sử. (Ảnh: V.Q.H)

Sau gần 3 năm, đến nay việc trùng tu di tích Hải Vân Quan đã hoàn thành và sẵn sàng đón du khách tham quan. Từ trên cao nhìn xuống, di tích như được khoác lên màu áo mới nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị về kiến trúc và lịch sử. (Ảnh: V.Q.H)

Tổng số tiền bỏ ra để trùng tu di tích Hải Vân Quan là 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách TP Đà Nẵng là 50% và ngân sách Thừa Thiên - Huế 50%. (Ảnh: V.Q.H)

Tổng số tiền bỏ ra để trùng tu di tích Hải Vân Quan là 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách TP Đà Nẵng là 50% và ngân sách Thừa Thiên - Huế 50%. (Ảnh: V.Q.H)

 Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho hay, sau khi bàn bạc với Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng thì hai đơn vị thống nhất dự kiến mở cửa đón khách tham quan di tích Hải Vân Quan từ ngày 1/8. (Ảnh: V.Q.H)

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho hay, sau khi bàn bạc với Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng thì hai đơn vị thống nhất dự kiến mở cửa đón khách tham quan di tích Hải Vân Quan từ ngày 1/8. (Ảnh: V.Q.H)

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết thêm, tạm thời du khách sẽ được miễn phí vé tham quan di tích Hải Vân Quan cho đến khi thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. (Ảnh: V.Q.H)

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết thêm, tạm thời du khách sẽ được miễn phí vé tham quan di tích Hải Vân Quan cho đến khi thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. (Ảnh: V.Q.H)

"Dù hoàn thành việc tu bổ, sẵn sàng đón khách tham quan nhưng di tích Hải Vân Quan hiện gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành phục vụ du lịch. Di tích vẫn còn thiếu hạ tầng du lịch như bãi đỗ xe, điểm bán vé, nơi làm việc của hướng dẫn viên và bảo vệ, điểm bán hàng lưu niệm...", lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chia sẻ. (Ảnh: V.Q.H)

"Dù hoàn thành việc tu bổ, sẵn sàng đón khách tham quan nhưng di tích Hải Vân Quan hiện gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành phục vụ du lịch. Di tích vẫn còn thiếu hạ tầng du lịch như bãi đỗ xe, điểm bán vé, nơi làm việc của hướng dẫn viên và bảo vệ, điểm bán hàng lưu niệm...", lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chia sẻ. (Ảnh: V.Q.H)

Ngoài ra, theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, do nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được đầu tư đồng bộ. Di tích ở vị trí hiểm trở nên sóng điện thoại, internet hạn chế, nhân lực mỏng nên khó khăn cho việc quản lý.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, do nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được đầu tư đồng bộ. Di tích ở vị trí hiểm trở nên sóng điện thoại, internet hạn chế, nhân lực mỏng nên khó khăn cho việc quản lý.

Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân (Ải Vân, Ngãi Lãnh, Ải Vân Sơn, Ải Lĩnh…). Cuối năm 2016, lãnh đạo TP Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế họp bàn để đi đến thống nhất lập hồ sơ công nhận di tích quốc gia với cụm công trình Hải Vân Quan.

Ngày 14/4/2016 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Hải Vân Quan là di tích Quốc gia. Điều này góp phần cứu di tích Hải Vân Quan khỏi nguy cơ đổ sụp, hư hỏng sau thời gian dài bị bỏ hoang phế.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/dien-mao-moi-cua-thien-ha-de-nhat-hung-quan-truoc-ngay-mo-cua-don-khach-ar886261.html