Điều đặc biệt của tấm thẻ bài vừa trở thành Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia 'Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ' là minh chứng sinh động cho một khía cạnh sinh hoạt đời thường của cấm cung Thăng Long thế kỷ 15.

Trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024 vừa qua, thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ là một dạng hiện vật độc đáo, rất hiếm gặp.

Trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024 vừa qua, thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ là một dạng hiện vật độc đáo, rất hiếm gặp.

Được phát hiện và bảo quản, trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, hiện vật này là tấm hợp kim đồng, phẳng, mỏng, hình thang cân, hai góc của cạnh trên của hình thang được tỉa cong.

Được phát hiện và bảo quản, trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, hiện vật này là tấm hợp kim đồng, phẳng, mỏng, hình thang cân, hai góc của cạnh trên của hình thang được tỉa cong.

Thẻ cao 12,7 cm, cạnh dưới rộng 4,9 cm, cạnh trên rộng 4,6 cm, phía trên dày 0,11 cm, phía dưới dày 0,1 cm. Các cạnh được mài vê tròn để làm mất độ nhọn, sắc của cạnh.

Thẻ cao 12,7 cm, cạnh dưới rộng 4,9 cm, cạnh trên rộng 4,6 cm, phía trên dày 0,11 cm, phía dưới dày 0,1 cm. Các cạnh được mài vê tròn để làm mất độ nhọn, sắc của cạnh.

Trên trục chính tâm từ trên xuống dưới của thẻ, cách đỉnh 1,3 cm có một lỗ nhỏ, đường kính lỗ 0,3 cm. Lỗ này để luồn dây đeo thẻ.

Trên trục chính tâm từ trên xuống dưới của thẻ, cách đỉnh 1,3 cm có một lỗ nhỏ, đường kính lỗ 0,3 cm. Lỗ này để luồn dây đeo thẻ.

Hai mặt thẻ có khắc chữ Hán, nét chữ khắc sâu, rõ ràng. Mặt thứ nhất khắc 5 chữ 宮女出買牌 , phiên âm là “Cung nữ xuất mãi bài”.

Hai mặt thẻ có khắc chữ Hán, nét chữ khắc sâu, rõ ràng. Mặt thứ nhất khắc 5 chữ 宮女出買牌 , phiên âm là “Cung nữ xuất mãi bài”.

Nội dung này cho thấy, đây là thẻ cấp cho cung nữ, dùng để trình cho người có thẩm quyền khi cần xin phép ra vào nội cung để tham gia các hoạt động mua bán.

Nội dung này cho thấy, đây là thẻ cấp cho cung nữ, dùng để trình cho người có thẩm quyền khi cần xin phép ra vào nội cung để tham gia các hoạt động mua bán.

Chữ được xếp thành một hàng dọc, ở giữa thẻ, kích thước chữ lớn hơn so với chữ ở mặt còn lại. Đây là mặt chính của thẻ.

Chữ được xếp thành một hàng dọc, ở giữa thẻ, kích thước chữ lớn hơn so với chữ ở mặt còn lại. Đây là mặt chính của thẻ.

Mặt còn lại, tức là mặt sau của thẻ khắc 11 chữ, xếp thành hai hàng dọc, hàng thứ nhất (từ phải qua trái) 4 chữ 宫字五號 (Cung tự ngũ hiệu), hàng thứ hai 7 chữ 光順七年四月造 (Quang Thuận thất niên tứ nguyệt tạo).

Mặt còn lại, tức là mặt sau của thẻ khắc 11 chữ, xếp thành hai hàng dọc, hàng thứ nhất (từ phải qua trái) 4 chữ 宫字五號 (Cung tự ngũ hiệu), hàng thứ hai 7 chữ 光順七年四月造 (Quang Thuận thất niên tứ nguyệt tạo).

Hai dòng chữ này cho thấy, thẻ được tạo tác vào tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông, tức năm 1466.

Hai dòng chữ này cho thấy, thẻ được tạo tác vào tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông, tức năm 1466.

Có thể nói, Bảo vật quốc gia "Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ" là minh chứng sinh động cho một khía cạnh sinh hoạt đời thường của cấm cung Thăng Long thế kỷ 15.

Có thể nói, Bảo vật quốc gia "Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ" là minh chứng sinh động cho một khía cạnh sinh hoạt đời thường của cấm cung Thăng Long thế kỷ 15.

Bản chụp hai mặt và bản phục dựng nội dung ghi trên thẻ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.

Bản chụp hai mặt và bản phục dựng nội dung ghi trên thẻ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dieu-dac-biet-cua-tam-the-bai-vua-tro-thanh-bao-vat-quoc-gia-1949512.html