Điều ít người biết về lịch sử tên gọi các tỉnh miền Bắc

Phía sau tên gọi các tỉnh thành miền Bắc là những câu chuyện lịch sử thú vị mà không phải ai cũng tường tận.

 Hà Nội. Tên gọi Hà Nội có từ năm 1831, khi vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc Thành, chia miền Bắc làm 13 tỉnh. Tỉnh đầu tiên được thành lập là tỉnh Hà Nội với ý nghĩa là được “bao quanh bởi các con sông” do tỉnh này được bao quanh bởi sông Hồng và sông Đáy. Ảnh: Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.

Hà Nội. Tên gọi Hà Nội có từ năm 1831, khi vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc Thành, chia miền Bắc làm 13 tỉnh. Tỉnh đầu tiên được thành lập là tỉnh Hà Nội với ý nghĩa là được “bao quanh bởi các con sông” do tỉnh này được bao quanh bởi sông Hồng và sông Đáy. Ảnh: Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.

 Bắc Ninh. Theo truyền thuyết, vào thời Hồng Bàng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ, trong đó có bộ Vũ Ninh. Thời Hậu Lê nơi đây được gọi là trấn Kinh Bắc. Đến thời nhà Nguyễn, từ “Kinh Bắc” và “Vũ Ninh” mà gọi tên nơi đây là Bắc Ninh. Ảnh: Chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh.

Bắc Ninh. Theo truyền thuyết, vào thời Hồng Bàng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ, trong đó có bộ Vũ Ninh. Thời Hậu Lê nơi đây được gọi là trấn Kinh Bắc. Đến thời nhà Nguyễn, từ “Kinh Bắc” và “Vũ Ninh” mà gọi tên nơi đây là Bắc Ninh. Ảnh: Chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh.

Hải Dương. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 Thừa tuyên, trong đó có Nam Sách thừa tuyên, đến năm 1469 thì được đổi tên thành Hải Dương thừa tuyên, với “Hải” là biển, “Dương” là ánh mặt trời. Việc đổi tên này là do Nam Sách nằm ở phía Đông là hướng biển cũng là hướng mặt trời mọc. Ảnh: Chùa Bạch Hào ở Thanh Hà, Hải Dương.

Hải Dương. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 Thừa tuyên, trong đó có Nam Sách thừa tuyên, đến năm 1469 thì được đổi tên thành Hải Dương thừa tuyên, với “Hải” là biển, “Dương” là ánh mặt trời. Việc đổi tên này là do Nam Sách nằm ở phía Đông là hướng biển cũng là hướng mặt trời mọc. Ảnh: Chùa Bạch Hào ở Thanh Hà, Hải Dương.

 Hải Phòng. Có thuyết cho rằng tên gọi Hải Phòng có từ năm 42 SCN, khi nữ tướng Lê Chân lập trận địa để ngăn quân Hán xâm nhập từ hướng biển, gọi là “Hải tần phòng thủ”. Năm 1870 thời vua Tự Đức, triều đình cho lập một đồn binh ở nơi đây với tên gọi là “Hải Phòng” nhằm canh phòng cửa biển. Ảnh: Bảo tàng Hải quân ở TP Hải Phòng.

Hải Phòng. Có thuyết cho rằng tên gọi Hải Phòng có từ năm 42 SCN, khi nữ tướng Lê Chân lập trận địa để ngăn quân Hán xâm nhập từ hướng biển, gọi là “Hải tần phòng thủ”. Năm 1870 thời vua Tự Đức, triều đình cho lập một đồn binh ở nơi đây với tên gọi là “Hải Phòng” nhằm canh phòng cửa biển. Ảnh: Bảo tàng Hải quân ở TP Hải Phòng.

 Nam Định. Năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành Nam Định. Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” là chỉ vùng đất phía Nam thành Thăng Long, còn chữ “Định” là bình định với ý nghĩa làm cho yên ổn. Ảnh: Cột cờ Thành Nam ở TP Nam Định.

Nam Định. Năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành Nam Định. Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” là chỉ vùng đất phía Nam thành Thăng Long, còn chữ “Định” là bình định với ý nghĩa làm cho yên ổn. Ảnh: Cột cờ Thành Nam ở TP Nam Định.

 Điện Biên. Năm 1841, vua Thiệu Trị đặt tên cho vùng đất phên dậu phía Tây Bắc là Điện Biên, trong đó “Điện” nghĩa là vững chãi, “Biên” nghĩa là vùng biên giới. Điện Biên mang ý nghĩa là miền biên giới vững chãi. Ảnh: Di tích lịch sử hầm Tướng De Castries ở TP Điện Biên Phủ.

Điện Biên. Năm 1841, vua Thiệu Trị đặt tên cho vùng đất phên dậu phía Tây Bắc là Điện Biên, trong đó “Điện” nghĩa là vững chãi, “Biên” nghĩa là vùng biên giới. Điện Biên mang ý nghĩa là miền biên giới vững chãi. Ảnh: Di tích lịch sử hầm Tướng De Castries ở TP Điện Biên Phủ.

 Thái Nguyên. Tên gọi Thái Nguyên có từ thời vua Lý Thái Tổ. Khi đó nước Việt được chia làm 24 lộ, trong đó Thái Nguyên là một châu thuộc Như Nguyệt giang lộ. Trong tên gọi này, Chữ “Thái” nghĩa là to lớn, chữ “Nguyên” nghĩa là cái gốc ban đầu. Ảnh: Đền Đuổm ở Phú Lương, Thái Nguyên.

Thái Nguyên. Tên gọi Thái Nguyên có từ thời vua Lý Thái Tổ. Khi đó nước Việt được chia làm 24 lộ, trong đó Thái Nguyên là một châu thuộc Như Nguyệt giang lộ. Trong tên gọi này, Chữ “Thái” nghĩa là to lớn, chữ “Nguyên” nghĩa là cái gốc ban đầu. Ảnh: Đền Đuổm ở Phú Lương, Thái Nguyên.

 Tuyên Quang. Tên gọi Tuyên Quang được ghi chép lại sớm nhất trong cuốn “An Nam chí lược” của Lê Tắc viết năm 1335. Trong thư tịch này, Tuyên Quang là tên của một con sông mà nay là sông Lô. Sau đó nhà Trần đặt tên cho địa phương này theo tên con sông là lộ Tuyên Quang. Ảnh: Đình Hồng Thái ở khu di tích Tân Trào, Tuyên Quang.

Tuyên Quang. Tên gọi Tuyên Quang được ghi chép lại sớm nhất trong cuốn “An Nam chí lược” của Lê Tắc viết năm 1335. Trong thư tịch này, Tuyên Quang là tên của một con sông mà nay là sông Lô. Sau đó nhà Trần đặt tên cho địa phương này theo tên con sông là lộ Tuyên Quang. Ảnh: Đình Hồng Thái ở khu di tích Tân Trào, Tuyên Quang.

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dieu-it-nguoi-biet-ve-lich-su-ten-goi-cac-tinh-mien-bac-2031342.html