Đoàn công tác của Việt Nam rời Hà Nội tới Thụy Sỹ tiến hành Phiên đối thoại với Ủy ban Nhân quyền

Hôm nay (5/7), Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn bắt đầu rời Hà Nội, tới Thụy Sỹ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve.

Với phương châm đặt con người ở vị trí trungtâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và camkết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người,quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR. Các cải cách pháp luật, hành chính và tưpháp cũng như việc thực thi pháp luật của Việt Nam đều lấy người dân làtrung tâm, là chủ thể phục vụ, thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo đảm quyềncon người, quyền công dân theo quy định pháp luật.

Trên tinh thần cởi mở, chânthành, hợp tác và xây dựng, việc tham gia đối thoại với Ủy ban Nhân quyền của Đoàn Việt Nam nhằm truyền tải 5 nội dung chính.

Một là, việc hiện thực hóa và tôn trọng quyền tựquyết của các dân tộc góp phần thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giưãcác quốc gia, cũng như tăng cường hòa bình và sự hiểu biết quốc tế.

Hai là, Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá cótính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới,trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.Việc mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để Nhân dântham gia quản lý Nhà nước ngày càng được chú trọng hơn, bảo đảm và bảo vệ tốthơn các quyền dân sự, chính trị của người dân.

Ba là, thực hiện chủ trương nhất quán vềbảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung, quyền dân sự và chính trị nóiriêng, Việt Nam đã nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc thực hiện các quy định củaCông ước ICCPR cũng như các khuyến nghị mà Ủy ban Nhân quyền đưa ra vào năm2019. Đáng chú ý là, công tác cải cách thểchế, pháp luật; thực thi các chính sách, quy định pháp luật về quyền dân sự vàchính trị cũng như công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền dân sự, chínhtrị ngày càng được tăng cường, nâng cao hiệu quả. Nhiều kết quả đạt được mang tínhtích cực và đáng ghi nhận (như sửa đổi Bộ luật Hình sự, bỏ hình phạt tử hìnhvới 8 tội danh, ban hành Luật Tư pháp cho người chưa thành niên, Luật phòng,chống mua bán người sửa đổi…).

Bốn là, việc thực hiện Côngước ICCPR có bước đi và lộ trình phù hợp với quá trình cải cách pháp luật, cảicách tư pháp và đặc biệt là bám sát thực tiễn và phù hợp với hoàn cảnh, điêùkiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Năm là, dù vẫn phải đối mặt với không ít các khó khăn, tháchthức đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước,nhưng Việt Nam luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn lực tốt nhất có thể và sẽtiến hành các biện pháp đồng bộ để thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn việc thụhưởng các quyền dân sự, chính trị, tăng cường khả năng thích ứng với biến đôỉkhí hậu, trong đó bao gồm cả nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với bước đi, lộtrình phù hợp trong thời gian tới.

Phiên đôíthoại dự kiến được tiến hành trong các ngày từ mùng 7 đến mùng 8/7.

Quang Minh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/doan-cong-tac-cua-viet-nam-roi-ha-noi-toi-thuy-sy-tien-hanh-phien-doi-thoai-voi-uy-ban-nhan-quyen.html