Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là hoạt động chính thức đầu tiên trong Chương trình 'Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh' nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Góc nhìn

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024):

 Sáng 23/8, trong khuôn khổ của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh", đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Sáng 23/8, trong khuôn khổ của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh", đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

 Tham dự đoàn đại biểu có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn. Cùng tham gia đoàn có đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo Sở, ngành, đơn vị của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Tham dự đoàn đại biểu có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn. Cùng tham gia đoàn có đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo Sở, ngành, đơn vị của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 Hoạt động dâng hương, dâng hoa được tổ chức đồng thời tại 3 địa điểm là công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, Quận 1); Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Tất Thành (Phường 12, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, Quận 1).

Hoạt động dâng hương, dâng hoa được tổ chức đồng thời tại 3 địa điểm là công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, Quận 1); Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Tất Thành (Phường 12, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, Quận 1).

 Tại buổi lễ dâng hương, các đại biểu thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Tại buổi lễ dâng hương, các đại biểu thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

 Sau nghi thức dâng hương, dâng hoa trang nghiêm, các đại biểu đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tham quan, nghe thuyết minh về trưng bày chuyên đề “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Theo tư liệu, trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng 182 tên gọi, bí danh, bút danh như: Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh…

Sau nghi thức dâng hương, dâng hoa trang nghiêm, các đại biểu đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tham quan, nghe thuyết minh về trưng bày chuyên đề “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Theo tư liệu, trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng 182 tên gọi, bí danh, bút danh như: Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh…

 Tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan triển lãm chuyên đề “Ba Son – Dòng thời gian” với gần 180 tài liệu, hiện vật, khát quát về quá trình hình thành và phát triển của Ba Son, ngành công nghiệp đóng tàu, phong trào công nhân Ba Son trong công cuộc giải phóng dân tộc, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong phong trào công nhân Ba Son tại Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm đầu thế kỷ XX.

Tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan triển lãm chuyên đề “Ba Son – Dòng thời gian” với gần 180 tài liệu, hiện vật, khát quát về quá trình hình thành và phát triển của Ba Son, ngành công nghiệp đóng tàu, phong trào công nhân Ba Son trong công cuộc giải phóng dân tộc, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong phong trào công nhân Ba Son tại Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm đầu thế kỷ XX.

 Sau đó, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến tham quan di tích quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán – nơi đồng chí Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam) giam giữ và hy sinh.

Sau đó, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến tham quan di tích quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán – nơi đồng chí Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam) giam giữ và hy sinh.

 Sáng cùng ngày, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức cắt băng khai mạc hoạt động trưng bày triển lãm tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1), mở đầu chuỗi hoạt động chính thức của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”.

Sáng cùng ngày, đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức cắt băng khai mạc hoạt động trưng bày triển lãm tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1), mở đầu chuỗi hoạt động chính thức của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”.

 Triển lãm trưng bày với chủ đề: “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau”; triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Triển lãm trưng bày với chủ đề: “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau”; triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 Trong đó, nội dung trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau” có 2 chuyên đề, giới thiệu khái quát về khu di sản Hoàng thành Thăng Long và giới thiệu kết quả nghiên cứu, bảo tồn, và phát huy giá trị khu di sản từ năm 2010 đến nay.

Trong đó, nội dung trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau” có 2 chuyên đề, giới thiệu khái quát về khu di sản Hoàng thành Thăng Long và giới thiệu kết quả nghiên cứu, bảo tồn, và phát huy giá trị khu di sản từ năm 2010 đến nay.

 Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: trưng bày ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội; hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa TP Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; hình ảnh quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1945-1954); xây dựng chủ đề điểm nhấn nổi bật thể hiện sự gắn kết giữa Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; quảng bá, giới thiệu hình ảnh, quy mô, tầm vóc phát triển của Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: trưng bày ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội; hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa TP Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; hình ảnh quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1945-1954); xây dựng chủ đề điểm nhấn nổi bật thể hiện sự gắn kết giữa Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; quảng bá, giới thiệu hình ảnh, quy mô, tầm vóc phát triển của Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Bài: Mộc Miên - Ảnh: Nhóm PV

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/doan-dai-bieu-tp-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh-dang-huong-dang-hoa-tuong-nho-chu-tich-ho-chi-minh-va-chu-tich-ton-duc-thang-392398.html