Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số

Chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 12/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở TT&TT tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm chủ trì.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm chủ trì.

Dự kiến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến lần đầu 13 dự án luật; tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, sẽ xem xét cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số. Tuy nhiên, quy định pháp luật về công nghiệp công nghệ được ban hành từ thời điểm ngành công nghệ thông tin mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam chưa điều chỉnh được vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Do đó, việc ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số là cần thiết nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số; phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số...

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương, 68 điều quy định về: phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; phát triển doanh nghiệp công nghệ; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số; công nghiệp bán dẫn; hệ thống trí tuệ nhân tạo; quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số...

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung nêu trong dự thảo luật và đề xuất các ý kiến nhằm phát huy tính hiệu quả của luật khi áp dụng vào thực tiễn.

Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Xuân Từ cho rằng, các quy định trong dự thảo luật cần đúng chuẩn trong hệ thống văn bản.

Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Xuân Từ cho rằng, các quy định trong dự thảo luật cần đúng chuẩn trong hệ thống văn bản.

Đại biểu cũng cho rằng, dự án luật này có một số nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Công nghiệp trọng điểm, Luật Dữ liệu (đang được các bộ liên quan xây dựng). Vì vậy, cơ quan chủ trì (Bộ TT&TT) cần phối hợp với các bộ, ngành để phân định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, tránh chồng chéo.

Các đại biểu đồng tình thông tin dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật Nhà nước và pháp luật về cơ yếu.

Cho ý kiến liên quan tới nội dung bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động công nghiệp công nghệ số, an toàn và bảo mật dữ liệu, phát triển nhân lực... đại biểu cho rằng, cần thêm các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực; làm rõ hơn các quy định về bảo mật thông tin, đặc biệt là về trách nhiệm và chế tài xử lý khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các bên tham gia...

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đinh Văn Hồng cho ý kiến cụ thể về các quy định liên quan đến quản lý Nhà nước, hợp tác quốc tế...

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đinh Văn Hồng cho ý kiến cụ thể về các quy định liên quan đến quản lý Nhà nước, hợp tác quốc tế...

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho ý kiến chi tiết liên quan đến đối tượng áp dụng, các khái niệm, quy định về thu hút, sử dụng nhân tài công nghệ số; điều kiện thành lập, mở rộng khu công nghệ số; quản lý rủi ro đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo...

Đại biểu cũng đưa ra các đề nghị ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm nội dung về tuân thủ các thỏa thuận quốc tế để phù hợp với nội dung hợp tác quốc tế; xem xét bổ sung thêm trường hợp “cấp lại” đối với các loại giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số để áp dụng đối với những trường hợp làm hư hỏng, làm mất, điều chỉnh thông tin…;bổ sung quy định chi tiết nội dung về các ngành nghề mới về công nghệ số; giải thích từ ngữ bổ sung...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu tại hội nghị.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia đánh giá cao các ý kiến chất lượng của đại biểu. Các ý kiến góp ý sát thực tiễn, chất lượng cao, thảo luận kỹ các nội dụng của dự án luật. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu sâu, đối chiếu thực tiễn để góp ý vào dự án.

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=89152