Doanh nghiệp khó cam kết bình ổn giá khi xăng dầu tăng

Từ sau kỳ điều chỉnh gần đây nhất, giá xăng RON 95 đã lên mức cao kỷ lục trong 8 năm qua khiến thị trường xăng dầu chưa thể hạ nhiệt. Điều này tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp khó thực hiện cam kết trong việc bình ổn giá, đặc biệt các doanh nghiệp giao thông vận tải.

Giá xăng dầu chính là huyết mạch chính cấu thành nên sự sống của doanh nghiệp vận tải. Cụ thể theo tính toán của các doanh nghiệp, giá nhiên liệu chiếm 30-45% giá vốn của ngành này. Trong khi đó, giá xăng dầu tăng mạnh đúng thời điểm hồi phục du lịch trong nước, sinh viên quay trở lại học trực tiếp thì khiến các doanh nghiệp vận tải rơi vào khốn đốn.

Ông HỒ ÁNH DƯƠNG - Tổng Giám đốc Mai Linh taxi: “Khi giá xăng dầu tăng nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Trong khi mà toàn quốc cũng như là chủ trương của Chính phủ để làm sao để phục hồi kinh tế cũng như có những hoạt động bình ổn về giá thành của các hoạt động kinh doanh trong mảng kinh doanh vận tải cũng như tiêu dùng.Chúng tôi cũng vừa cam kết làm sao để giữ và ổn định giá thành của phục vụ dịch vụ tới khách hàng. Riêng với khi giá xăng dầu tăng thì cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đảm bảo được mục tiêu này và cũng như đảm bảo lợi ích cho khách hàng khi phục hồi lại hoạt động trong thời gian sắp tới.”

Ông DƯƠNG CHÍ THÀNH - Phó TGĐ G7 taxi: “Thế mà giá xăng dầu tăng lên, bây giờ giá cước vận tải mà nếu không được điều chuyển thì chắc chắn là doanh nghiệp sản xuất.”

Theo quy định hiện hành, mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đang ở ngưỡng từ 3.800-4000 đ/lít. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần cân nhắc việc điều chỉnh linh hoạt về các loại thuế, phí để có để điều chỉnh mức xăng dầu trong bối cảnh hiện nay. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tính toán tìm hướng đi mới để tránh lệ thuộc vào 1 yếu tối nhất định.

Ông ĐINH TRỌNG THỊNH - Chuyên gia kinh tế: “Vấn đề quan trọng đó là các doanh nghiệp phải có biện pháp để giảm chi phí của mình. Ví dụ như doanh nghiệp phải thực hiện số hóa các hoạt động kinh tế của mình để từ đó nâng cao hiệu suất vận tải hai chiều, giảm xe rỗng trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp cũng có thể phải ứng dụng các công nghệ mới để giảm kích tiết, giảm chi phí về nguyên liệu, về xăng dầu.”

Ông HOÀNG VĂN CƯỜNG - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội: “Chúng ta cần phải có biện pháp để mà các khu vực sản xuất trong nước, các nhà máy lọc dầu thì làm sao phải tăng công suất hoạt động lên để tăng nguồn cung trong nước và chủ động. Về lâu dài thì chúng ta nhìn thấy một điều là các quốc gia đều phải có các nguồn dự trữ xăng dầu chúng ta phải tính đến là mở rộng các khu dự trữ để chúng ta chủ động hơn cái xăng dầu không bị ảnh hưởng một cách bất thường do biến động mà nó không ổn định của thế giới.”

Không chỉ các doanh nghiệp vận tải hay lĩnh vực khác kêu mà chính các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu hay đại lý bán lẻ cũng đang than thua lỗ nặng. Theo dự báo của giới chuyên môn, ở kỳ điều chỉnh ngày 21/02, giá xăng dầu khả năng cao tiếp tục tăng khi giá dầu thế giới tiến sát 1000 USD. Đây sẽ là lần tăng giá mạnh thứ năm liên tiếp.

Thực hiện : Thùy Dương Sỹ Cường Minh Chiến

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/doanh-nghiep-kho-thuc-hiec-cam-ket-trong-viec-binh-on-gia