Doanh nghiệp nhà nước được trao thêm nhiều quyền tự chủ

Chính sách mới về quản lý sử dụng vốn nhà nước đã trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN); phân cấp mạnh trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (DN) cũng như tăng tính chủ động trong các quyết định đầu tư của DN...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, “điểm nghẽn”

Bộ Tài chính cho biết, theo dự kiến ban đầu,Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2026. Tuy nhiên, với tinh thần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơithông tối đa các nguồn lực hiện có của DNNN phục vụ mục tiêu phát triển 8%trong năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo, Chính phủđã thống nhất và chỉ đạo Bộ Tài chính trình Quốc hội đẩy sớm hiệu lực thi hànhcủa Luật từ ngày 01/8/2025.

Do đó, để triển khai thực hiện Luật số68/2025/QH15, Bộ Tài chính đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ danh mục văn bản quy địnhchi tiết thi hành Luật gồm 5 Nghị định của Chính phủ. Theo Bộ Tài chính, để kịpthời ban hành các Nghị định của Chính phủ có hiệu lực đồng thời cùng với hiệu lựccủa Luật, Lãnh đạo Chính phủ đã cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọntrong việc xây dựng, ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, dự thảoNghị định đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đôỉmới, cơ cấu lại và phát triển DNNN, DN có vốn nhà nước; khắc phục những tồn tại,hạn chế, “điểm nghẽn” thời gian vừa qua. Cụ thể, dự thảo kế thừa quy định cònphù hợp về cổ phần hóa (CPH) DN, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung vềphương án sử dụng đất sau CPH, việc yêu cầu các DN CPH phải thực hiện đăng kýgiao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán để phù hợp với quy định về quản lý, sửdụng tài sản công, quy định của Luật Chứng khoán...

Dự thảo Nghị định cơ bản kế thừa các quy địnhhiện hành về chuyển đổi DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công tyTNHH hai thành viên trở lên, về chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổphần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, về chuyển giao quyền đại diện chủ sởhữu phần vốn nhà nước tại DN, về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể DN. Đồngthời, hướng dẫn cụ thể về giải thể công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ theo các quy định về xử lý tài chính như các DN khác, sau đó mơíxác định các khoản kinh phí còn thiếu đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định bổ sung quy địnhxác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê hàng năm trong giá khởi điểm;Bổ sung quy định về chuyển giao dự án đầu tư, vốn, tài sản giữa các DN; chuyểngiao quyền mua cổ phần, quyền ưu tiên mua cổ phần, quyền mua phần vốn góp đểlàm cơ sở thực hiện.

Doanh nghiệp được chủ động sử dụng nguồn vốn

Theo đại diện Cục Phát triển DNNN (Bộ Tàichính), dự thảo Nghị định về quản lý và đầu tư vốn nhà nước đã quy định rõ cácnội dung liên quan đến đầu tư, quản lý và phân phối lợi nhuận. Cụ thể, dự thảoNghị định đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các trường hợp phải lập đề nghịquyết định chủ trương đầu tư, trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diệnchủ sở hữu thì không phải lập đề nghị quyết định chủ trương đầu tư. Đối với trườnghợp thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch công ty thì giaoHĐTV hoặc Chủ tịch Công ty ban hành trình tự, thủ tục quyết định đầu tư của DN.

Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, với cácquy định nêu trên, dự thảo Nghị định đã quy định phân cấp về thẩm quyền quyết địnhđầu tư vốn nhà nước vào DN, bảo đảm việc sử dụng các nguồn vốn nội tại của DN sẽđược phân cấp cho HĐTV hoặc Chủ tịch, người đại diện phần vốn nhà nước vào DN.

Ngoài ra, DNNN cũng được tăng quyền tự chủkhi được quyền ban hành chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm.Trước đây, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm do cơ quan đạidiện chủ sở hữu ban hành. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đã trao quyền chủ độngnày cho doanh nghiệp, cho phép DN ban hành chiến lược phát triển 5 năm, 10 nămvà kế hoạch kinh doanh hằng năm, từ đó tháo gỡ vướng mắc về việc chậm trễ trongban hành chiến lược phát triển có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Cơquan đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu nhà nước sẽ tập trung vào việc quản lýcác chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

Liên quan đến vấn đề cơ cấu lại vốn nhà nước,dự thảo Nghị định về cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN đã tháo gỡ được nhiều“điểm nghẽn”. Trong đó, đáng kể nhất là phương án sử dụng đất không còn là điêùkiện kèm theo khi CPH. Cụ thể, dự thảo cho phép DN tự xây dựng phương án sử dụngnhà, đất sau chuyển đổi, tuân thủ Luật Đất đai mà không cần phê duyệt từ cơquan chủ quản hay lấy ý kiến địa phương. Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất nhiêùquy định mới nhằm xử lý tồn đọng trong chuyển nhượng dự án, tài sản, vốn; thựchiện các hình thức tổ chức lại DN cũng như cơ chế xác định giá trị quyền sử dụngđất thuê khi CPH...

Hoàng Tú

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-duoc-trao-them-nhieu-quyen-tu-chu.html