Độc đáo cách chống thấm thuyền thúng bằng phân bò

Sau khi phơi nắng thuyền thúng, người thợ dùng phân bò trét đều lên nan tre để làm kín các khe hở, chống thấm nước.

Tại một số xã ven biển của huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) hiện vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống làm thuyền thúng (còn gọi là thúng chai).

Tại một số xã ven biển của huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) hiện vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống làm thuyền thúng (còn gọi là thúng chai).

Thuyền thúng là phương tiện khai thác hải sản gần bờ, hoặc dành cho ngư dân hành nghề câu mực ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Thuyền thúng là phương tiện khai thác hải sản gần bờ, hoặc dành cho ngư dân hành nghề câu mực ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Thuyền thúng được làm từ những cây tre đặc, không non nhưng cũng không quá già.

Thuyền thúng được làm từ những cây tre đặc, không non nhưng cũng không quá già.

Thời gian làm mỗi chiếc thuyền thúng trung bình khoảng 15 ngày và phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn tre, đan thúng, lận vành đến quét dầu, phơi nắng.

Thời gian làm mỗi chiếc thuyền thúng trung bình khoảng 15 ngày và phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn tre, đan thúng, lận vành đến quét dầu, phơi nắng.

Đặc biệt, để làm kín các khe hở, sau khi phơi khô thúng, người thợ dùng phân bò tươi trét đều lên nan tre nhằm chống thấm nước.

Đặc biệt, để làm kín các khe hở, sau khi phơi khô thúng, người thợ dùng phân bò tươi trét đều lên nan tre nhằm chống thấm nước.

Sau khi lớp đầu tiên khô, thợ lại trét thêm lớp nữa. Đợi phân bò khô dùng nhựa dầu rái quét thêm 2 lớp là hoàn thành.

Sau khi lớp đầu tiên khô, thợ lại trét thêm lớp nữa. Đợi phân bò khô dùng nhựa dầu rái quét thêm 2 lớp là hoàn thành.

Theo chia sẻ của các thợ làm thuyền thúng ở xã Bình Dương (huyện Bình Sơn), kỹ thuật chống thấm bằng phân bò và nhựa dầu rái được truyền lại từ đời cha ông. Phân bò bịt kín khe hở giữa những nan tre, sau đó nhựa dầu rái thấm vào, kết dính bền chặt với nhau và tồn tại khá lâu trong môi trường nước biển.Thuyền thúng sau một thời gian sử dụng cũng sẽ được gia cố, chống thấm bằng cách phủ tiếp phân bò và dầu rái.

Theo chia sẻ của các thợ làm thuyền thúng ở xã Bình Dương (huyện Bình Sơn), kỹ thuật chống thấm bằng phân bò và nhựa dầu rái được truyền lại từ đời cha ông. Phân bò bịt kín khe hở giữa những nan tre, sau đó nhựa dầu rái thấm vào, kết dính bền chặt với nhau và tồn tại khá lâu trong môi trường nước biển.Thuyền thúng sau một thời gian sử dụng cũng sẽ được gia cố, chống thấm bằng cách phủ tiếp phân bò và dầu rái.

Vật liệu chống thấm tự nhiên này có giá thành rẻ, lại không thua kém các loại vật liệu chống thấm được làm từ công nghệ hiện đại nên được những người làm thuyền thúng ưa chuộng và sử dụng.

Vật liệu chống thấm tự nhiên này có giá thành rẻ, lại không thua kém các loại vật liệu chống thấm được làm từ công nghệ hiện đại nên được những người làm thuyền thúng ưa chuộng và sử dụng.

Hà Phương

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/doc-dao-cach-chong-tham-thuyen-thung-bang-phan-bo.html