Độc đáo lễ cúng ché của đồng bào Êđê

Với đồng bào Êđê, nếu cồng chiêng được coi như là vật linh thiêng và giá trị nhất của mỗi gia đình và cộng đồng, thì ché thể hiện sự sung túc, sức mạnh của dòng tộc. Do vậy, mỗi khi gia đình mua ché mới thì cần phải làm lễ cúng báo với thần linh...

Độc đáo lễ cúng ché của đồng bào Ê Đê

Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều coi ché là một tài sản quý, ngoài việc dùng như một vật dụng trong nhà như đựng rượu cần, nước… thì ché còn được xem như một “bảo bối” có ý nghĩa trong những dịp quan trọng.

Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều coi ché là một tài sản quý, ngoài việc dùng như một vật dụng trong nhà như đựng rượu cần, nước… thì ché còn được xem như một “bảo bối” có ý nghĩa trong những dịp quan trọng.

Đơn cử như ché là một phần sính lễ trong cưới hỏi hay vật phẩm phải đền bù khi xử phạt, làm quà biếu, đón một sinh linh gia nhập cộng đồng cho đến khi kết thúc một kiếp người... Ngoài ra, ché còn là một lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ như mừng lúa mới, cầu sức khỏe, cầu mùa.

Đơn cử như ché là một phần sính lễ trong cưới hỏi hay vật phẩm phải đền bù khi xử phạt, làm quà biếu, đón một sinh linh gia nhập cộng đồng cho đến khi kết thúc một kiếp người... Ngoài ra, ché còn là một lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ như mừng lúa mới, cầu sức khỏe, cầu mùa.

Sau khi mua ché về, mỗi gia chủ đều phải làm lễ cúng ché để nhập gia đình cho ché. Lễ cúng mang ý nghĩa thông báo cho họ hàng, bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui cùng gia đình đã mua được một chiếc ché quý. Kể từ đây, ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, mạnh khỏe, vui vẻ, đầm ấm hòa thuận với gia đình.

Sau khi mua ché về, mỗi gia chủ đều phải làm lễ cúng ché để nhập gia đình cho ché. Lễ cúng mang ý nghĩa thông báo cho họ hàng, bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui cùng gia đình đã mua được một chiếc ché quý. Kể từ đây, ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, mạnh khỏe, vui vẻ, đầm ấm hòa thuận với gia đình.

Theo lời thầy cúng Y Tũm Aỹun (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar) thì tập tục chung của người Êđê là sau khi đưa một chiếc ché quý về nhà, gia chủ phải tổ chức cúng nhập gia cho ché với ý nghĩa muốn thông báo cho họ hàng, bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui, từ đây ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, đầm ấm, hòa thuận với gia đình. Nếu như vì một lý do nào đó mà gia đình không sử dụng ché nữa (bán hoặc cho đi) thì cũng phải làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt; nếu không may làm bể ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh và chủ ché.

Theo lời thầy cúng Y Tũm Aỹun (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar) thì tập tục chung của người Êđê là sau khi đưa một chiếc ché quý về nhà, gia chủ phải tổ chức cúng nhập gia cho ché với ý nghĩa muốn thông báo cho họ hàng, bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui, từ đây ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, đầm ấm, hòa thuận với gia đình. Nếu như vì một lý do nào đó mà gia đình không sử dụng ché nữa (bán hoặc cho đi) thì cũng phải làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt; nếu không may làm bể ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh và chủ ché.

Lễ vật để cúng ché bao gồm: 1 con heo thiến, 3 ché rượu lớn, 6 vòng đồng, 3 chuỗi hạt, 3 chén đồng, 3 tô đồng, 1 mâm đồng… Nhất định phải có cây xoan, vì đây được xem là vật kết nối giữa con người là thần linh. Trong nhà dài, cây cột rượu được dựng lên và trang trí với đủ màu sắc, hoa văn sặc sỡ bên cạnh là 3 ché rượu cần lớn được buộc cố định vào 3 cây cột rượu bằng những sợi dây rừng. Đội chiêng của buôn sẽ tấu lên bài chiêng đón khách để mời bà con, anh em, họ hàng gần xa đến tham dự.

Lễ vật để cúng ché bao gồm: 1 con heo thiến, 3 ché rượu lớn, 6 vòng đồng, 3 chuỗi hạt, 3 chén đồng, 3 tô đồng, 1 mâm đồng… Nhất định phải có cây xoan, vì đây được xem là vật kết nối giữa con người là thần linh. Trong nhà dài, cây cột rượu được dựng lên và trang trí với đủ màu sắc, hoa văn sặc sỡ bên cạnh là 3 ché rượu cần lớn được buộc cố định vào 3 cây cột rượu bằng những sợi dây rừng. Đội chiêng của buôn sẽ tấu lên bài chiêng đón khách để mời bà con, anh em, họ hàng gần xa đến tham dự.

Tấu chiêng, trống báo cho các vị thần và linh hồn ông bà về chứng giám

Tấu chiêng, trống báo cho các vị thần và linh hồn ông bà về chứng giám

Ché được đeo vòng, chuỗi với ý nghĩa ché đã được cúng nhập gia.

Ché được đeo vòng, chuỗi với ý nghĩa ché đã được cúng nhập gia.

Tắm cho ché.

Tắm cho ché.

Nghệ nhân H Jewel Niê Siêng ((xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar) cho biết: Trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh đoàn kết, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng ché để báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.

Nghệ nhân H Jewel Niê Siêng ((xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar) cho biết: Trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh đoàn kết, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng ché để báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.

Đổ rượu vào ché.

Đổ rượu vào ché.

Lễ cúng ché kết thúc, đại diện gia đình cảm ơn họ hàng, bà con buôn xa, buôn gần đã tới tham dự và mời mọi người ở lại dùng cơm, uống rượu mừng cho gia chủ đã sắm được ché quý.

Lễ cúng ché kết thúc, đại diện gia đình cảm ơn họ hàng, bà con buôn xa, buôn gần đã tới tham dự và mời mọi người ở lại dùng cơm, uống rượu mừng cho gia chủ đã sắm được ché quý.

Nghi lễ cúng ché của người Ê Đê đã góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung. Việc tổ chức lễ cúng ché không chỉ mang niềm vui, điều may mắn cho chủ nhà, mà còn để cho các thế hệ trẻ của đân tộc Ê Đê thấy, biết, cùng với ông bà giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Ở đây giá trị của ché không chỉ được mặc định bởi mức quy đổi bằng vật ngang giá cao - tính bằng nhiều trâu bò hoặc các sản vật quý khác mà chính là tính thiêng của ché.

Nghi lễ cúng ché của người Ê Đê đã góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung. Việc tổ chức lễ cúng ché không chỉ mang niềm vui, điều may mắn cho chủ nhà, mà còn để cho các thế hệ trẻ của đân tộc Ê Đê thấy, biết, cùng với ông bà giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Ở đây giá trị của ché không chỉ được mặc định bởi mức quy đổi bằng vật ngang giá cao - tính bằng nhiều trâu bò hoặc các sản vật quý khác mà chính là tính thiêng của ché.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/doc-dao-le-cung-che-cua-dong-bao-ede-169230430195342054.htm