Đội mưa đi cấy thuê

Vào thời gian cao điểm của vụ mùa, nông dân ở Ninh Bình, Thanh Hóa tranh thủ đi cấy thuê, kiếm từ 350 - 450 nghìn đồng/ngày công.

Nông dân Ninh Bình, Thanh Hóa đội mưa đi cấy thuê. Video: Đình Minh

Tại Thanh Hóa, những ngày này, người dân đang khẩn trương gieo cấy vụ chiêm Xuân. Để kịp thời vụ, nhiều chủ ruộng ở huyện Nga Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc… đã thuê thêm nhân công để cấy lúa. Ảnh: Đình Minh

Tại Thanh Hóa, những ngày này, người dân đang khẩn trương gieo cấy vụ chiêm Xuân. Để kịp thời vụ, nhiều chủ ruộng ở huyện Nga Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc… đã thuê thêm nhân công để cấy lúa. Ảnh: Đình Minh

Ghi nhận của PV Báo Đại Đoàn Kết vào ngày 6 và 7/2, tại cánh đồng ở xã Nga Điền (huyện Nga Sơn), dù trời rét buốt, có mưa nhỏ nhưng hàng chục nhân công cấy thuê vẫn miệt mài lao động trên những thửa ruộng. Ảnh: Đình Minh

Ghi nhận của PV Báo Đại Đoàn Kết vào ngày 6 và 7/2, tại cánh đồng ở xã Nga Điền (huyện Nga Sơn), dù trời rét buốt, có mưa nhỏ nhưng hàng chục nhân công cấy thuê vẫn miệt mài lao động trên những thửa ruộng. Ảnh: Đình Minh

Bà Ngô Thị Sinh (trú xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho biết: Vụ lúa Đông Xuân ở Kim Sơn năm nay làm muộn hơn mọi năm, do vậy, bà tranh thủ sang Thanh Hóa để cấy thuê với mức thu nhập từ 400 - 450 nghìn đồng/ngày công. 'Để tiện cho công việc, tôi và một chị hàng xóm cùng nhau nhận việc ở bên đây. Thời điểm này là cao điểm của mùa vụ, vì vậy, nhu cầu thuê thợ cấy rất cao, các chủ ruộng thường phải báo trước hằng tuần thì mới có người làm', bà Sinh chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Bà Ngô Thị Sinh (trú xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho biết: Vụ lúa Đông Xuân ở Kim Sơn năm nay làm muộn hơn mọi năm, do vậy, bà tranh thủ sang Thanh Hóa để cấy thuê với mức thu nhập từ 400 - 450 nghìn đồng/ngày công. 'Để tiện cho công việc, tôi và một chị hàng xóm cùng nhau nhận việc ở bên đây. Thời điểm này là cao điểm của mùa vụ, vì vậy, nhu cầu thuê thợ cấy rất cao, các chủ ruộng thường phải báo trước hằng tuần thì mới có người làm', bà Sinh chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Ngoài số đông thợ cấy nhận tiền công theo ngày, vẫn có một số thợ nhận khoán theo sào với tiền công ở mức 350 nghìn đồng/sào Bắc Bộ (360m2 đất). Bà Mai Thị Hải (trú xã Nga An, huyện Nga Sơn) cho biết: Sau khi cấy xong 5 sào ruộng ở nhà, bà nhận thêm việc đi cấy thuê, ngày cấy được khoảng 2 sào ruộng, cho thu nhập gần 700 nghìn đồng/ngày. '3 ngày qua, tôi đều dậy từ 4h sáng, đi cấy đến tối mịt, khoảng 8h tối mới về đến nhà", bà Hải chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Ngoài số đông thợ cấy nhận tiền công theo ngày, vẫn có một số thợ nhận khoán theo sào với tiền công ở mức 350 nghìn đồng/sào Bắc Bộ (360m2 đất). Bà Mai Thị Hải (trú xã Nga An, huyện Nga Sơn) cho biết: Sau khi cấy xong 5 sào ruộng ở nhà, bà nhận thêm việc đi cấy thuê, ngày cấy được khoảng 2 sào ruộng, cho thu nhập gần 700 nghìn đồng/ngày. '3 ngày qua, tôi đều dậy từ 4h sáng, đi cấy đến tối mịt, khoảng 8h tối mới về đến nhà", bà Hải chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Văn Tuấn (trú xã Nga Điền, huyện Nga Sơn) cho biết: Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần 1 tháng nên thợ cấy phải tranh thủ từng ngày để kiếm thêm thu nhập. 'Làm nghề này vất vả, cả ngày phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng lại đau ê ẩm nhưng sáng hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm tiếp. Phần lớn những người làm nghề cấy đều là phụ nữ trung tuổi, cá biệt mới có một người đàn ông như tôi', ông Tuấn nói. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Văn Tuấn (trú xã Nga Điền, huyện Nga Sơn) cho biết: Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần 1 tháng nên thợ cấy phải tranh thủ từng ngày để kiếm thêm thu nhập. 'Làm nghề này vất vả, cả ngày phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng lại đau ê ẩm nhưng sáng hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm tiếp. Phần lớn những người làm nghề cấy đều là phụ nữ trung tuổi, cá biệt mới có một người đàn ông như tôi', ông Tuấn nói. Ảnh: Đình Minh

Tại một số thửa ruộng có nền đất chắc chắn, không bị lún, lầy, chủ ruộng thuê máy cấy xuống tận ruộng để cấy, trả công 300 nghìn đồng/sào. Ảnh: Đình Minh

Tại một số thửa ruộng có nền đất chắc chắn, không bị lún, lầy, chủ ruộng thuê máy cấy xuống tận ruộng để cấy, trả công 300 nghìn đồng/sào. Ảnh: Đình Minh

Nhiều chủ ruộng cấy máy cho biết, qua thực tế cho thấy, áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy giúp đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, chi phí sản xuất giảm từ 150 - 200 nghìn đồng/sào. Ảnh: Đình Minh

Nhiều chủ ruộng cấy máy cho biết, qua thực tế cho thấy, áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy giúp đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, chi phí sản xuất giảm từ 150 - 200 nghìn đồng/sào. Ảnh: Đình Minh

Anh Mai Văn Long (trú xã Nga Điền, huyện Nga Sơn), chủ một máy cấy chia sẻ: Lúa cấy bằng máy nông, mật độ cây lúa đồng đều nên phát huy được hiệu ứng hàng biên, năng suất cao hơn 20% so với các phương pháp gieo cấy khác. Ảnh: Đình Minh

Anh Mai Văn Long (trú xã Nga Điền, huyện Nga Sơn), chủ một máy cấy chia sẻ: Lúa cấy bằng máy nông, mật độ cây lúa đồng đều nên phát huy được hiệu ứng hàng biên, năng suất cao hơn 20% so với các phương pháp gieo cấy khác. Ảnh: Đình Minh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, vụ chiêm Xuân 2025, kế hoạch của tỉnh sẽ gieo trồng 112 nghìn ha lúa (đến nay đã gieo cấy được gần 80% diện tích), đảm bảo tiến độ đề ra. Ảnh: Đình Minh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, vụ chiêm Xuân 2025, kế hoạch của tỉnh sẽ gieo trồng 112 nghìn ha lúa (đến nay đã gieo cấy được gần 80% diện tích), đảm bảo tiến độ đề ra. Ảnh: Đình Minh

Để chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các đơn vị khai thác các công trình thủy lợi trong tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, lịch cấp nước, xả nước cụ thể với từng địa phương, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước phục vụ cho bà con gieo cấy. Ảnh: Đình Minh

Để chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các đơn vị khai thác các công trình thủy lợi trong tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, lịch cấp nước, xả nước cụ thể với từng địa phương, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước phục vụ cho bà con gieo cấy. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/doi-mua-di-cay-thue-10299481.html