Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người đã được cải thiện rõ rệt

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021 - 2025), đời sống của nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt.

Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt

Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt

Theo Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các dự án đầu tư cho nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Theo đó, Dự án 9 “Đầu tư nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn với 2 tiểu dự án.

Tiểu dự án 1 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” đã xây dựng mới 266 công trình với tổng chiều dài 1.630 km đường giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản, đường nội thôn, liên thôn; nâng cấp; sửa chữa, cứng hóa 81 công trình đường giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản, đường nội thôn, liên thôn.

12 trạm biến áp và lưới điện phân phối đến các hộ dân đã được xây dựng; xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp 37 công trình thủy lợi nhỏ; xây dựng mới 16 công trình chống sạt lở tại những điểm thôn, bản có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư, trường học.

Đồng bào Pà Thẻn xã Minh Quang (Tuyên Quang) được hỗ trợ bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống

Đồng bào Pà Thẻn xã Minh Quang (Tuyên Quang) được hỗ trợ bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống

Cùng với đó, đã xây dựng mới 45 công trình về văn hóa - giáo dục; hỗ trợ về giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào, vắc xin tiêm phòng cho 5.732 hộ; tổ chức 212 lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng với 9.612 lượt người tham gia; hỗ trợ 306 mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác.

Dự án cũng hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động cho 280 đội văn nghệ thôn, bản; khôi phục và bảo tồn 162 nhạc cụ, trang phục, nghề truyền thống tiêu biểu; phục dựng bảo tồn 40 lễ hội truyền thống tiêu biểu sắc của các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù; cấp trang thiết bị cho 195 nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc.

Tổ chức khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế, tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến cho 2.199 phụ nữ mang thai; hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho 2.423 trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Cùng với đó, Tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” đã cung cấp 1.234.604 tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.

Người dân xã Minh Quang (Tuyên Quang) được đầu tư, hỗ trợ phát triển sinh kế, thu hút khách du lịch từ mô hình homstays thông qua các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Người dân xã Minh Quang (Tuyên Quang) được đầu tư, hỗ trợ phát triển sinh kế, thu hút khách du lịch từ mô hình homstays thông qua các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tổ chức 10.736 hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, 2.351 hội thi tìm hiểu về pháp luật về hôn nhân, về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được tổ chức; tổ chức 932 lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên với 721.493 lượt người tham gia.

1.989 mô hình nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nhân rộng.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 9 đã thực hiện nhiều nội dung hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng.

Dự án tạo cơ hội hỗ trợ đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn được tiếp cận, thụ hưởng tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt trong những năm qua

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt trong những năm qua

Các dự án, tiểu dự án và nội dung chính sách của Chương trình đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo trên địa bàn.

Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển rõ rệt.

Sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên và đời sống không ngừng cải thiện.

Các nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế địa phương đã phát huy vai trò quan trong trọng việc hỗ trợ người dân sản xuất.

Nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư xây dựng, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục... đặc biệt là trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Các chính sách hỗ trợ và phát triển sinh kế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế.

Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng cao, góp phần phục vụ công cuộc giảm nghèo cho vùng.

Công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Những thành tựu này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước.

HUY AN

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/dan-toc-ton-giao/doi-song-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-rat-it-nguoi-da-duoc-cai-thien-ro-ret-150913.html