Đời sống người Việt cổ qua những bức tượng hơn 2.000 năm tuổi

Rất nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống người Việt cổ đã được tái hiện sống động qua những bức tượng bằng đồng của nền văn hóa Đông Sơn. Cùng đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia để khám phá điều này.

Bảo vật quốc gia Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn thể hiện cảnh hai người cõng nhau, người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn. Hiện vật cao 8,5 cm, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20.

Bảo vật quốc gia Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn thể hiện cảnh hai người cõng nhau, người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn. Hiện vật cao 8,5 cm, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng này phản ánh sinh động một khía cạnh của sinh hoạt âm nhạc của người Việt cổ, khởi nguồn từ xa xưa và đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng này phản ánh sinh động một khía cạnh của sinh hoạt âm nhạc của người Việt cổ, khởi nguồn từ xa xưa và đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Bảo vật quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện vào năm 1961, có chiều cao cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, được làm bằng đồng, có nắp đậy. Nét đặc sắc nhất của chiếc thạp là hình tượng bốn cặp nam nữ đang giao hoan trên bốn góc nắp thạp.

Bảo vật quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện vào năm 1961, có chiều cao cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, được làm bằng đồng, có nắp đậy. Nét đặc sắc nhất của chiếc thạp là hình tượng bốn cặp nam nữ đang giao hoan trên bốn góc nắp thạp.

Các cặp tượng thể hiện hình ảnh người đàn ông đóng khố, hông đeo dao găm, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh sản của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét. Không có một hiện vật văn hóa Đông Sơn nào lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.

Các cặp tượng thể hiện hình ảnh người đàn ông đóng khố, hông đeo dao găm, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh sản của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét. Không có một hiện vật văn hóa Đông Sơn nào lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.

Hình người ngồi thổi khèn trên cán một chiếc mui đồng tìm thấy trong mộ cổ Việt Khê, một Bảo vật quốc gia khác của văn hóa Đông Sơn. Hiện vật này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của chiếc khèn - loại nhạc cụ vẫn hiện hữu cho đến nay - trong đời sống người Việt cổ.

Hình người ngồi thổi khèn trên cán một chiếc mui đồng tìm thấy trong mộ cổ Việt Khê, một Bảo vật quốc gia khác của văn hóa Đông Sơn. Hiện vật này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của chiếc khèn - loại nhạc cụ vẫn hiện hữu cho đến nay - trong đời sống người Việt cổ.

Đèn có chân tượng người quỳ thuộc văn hóa Đông Sơn. Hình người ở đây có thể là tượng trưng cho nô lệ hoặc tù nhân chiến tranh, những tầng lớp thấp nhất trong xã hội của người Việt cổ hơn 2.000 năm trước.

Đèn có chân tượng người quỳ thuộc văn hóa Đông Sơn. Hình người ở đây có thể là tượng trưng cho nô lệ hoặc tù nhân chiến tranh, những tầng lớp thấp nhất trong xã hội của người Việt cổ hơn 2.000 năm trước.

Tượng người cưỡi voi ở chiếc đèn đồng Đông Sơn phát hiện tại di chỉ Làng Vạc, Nghệ An. Hình ảnh này cho thấy việc thuần hóa voi để làm vật cưỡi và phục vụ hoạt động lao động, sản xuất hoặc chiến đấu đã phổ biến trong xã hội của người Việt cổ.

Tượng người cưỡi voi ở chiếc đèn đồng Đông Sơn phát hiện tại di chỉ Làng Vạc, Nghệ An. Hình ảnh này cho thấy việc thuần hóa voi để làm vật cưỡi và phục vụ hoạt động lao động, sản xuất hoặc chiến đấu đã phổ biến trong xã hội của người Việt cổ.

Vẫn là chiếc đèn tìm thấy ở Làng Vạc, trên đỉnh đèn có hình hai người và hai con gia súc, trông giống cừu hoặc dê. Tư thế của hai người giống như đang vận hành một công cụ nào đó. Chi tiết này phản ánh một khía cạnh trong đời sống nông nghiệp của người Việt cổ.

Vẫn là chiếc đèn tìm thấy ở Làng Vạc, trên đỉnh đèn có hình hai người và hai con gia súc, trông giống cừu hoặc dê. Tư thế của hai người giống như đang vận hành một công cụ nào đó. Chi tiết này phản ánh một khía cạnh trong đời sống nông nghiệp của người Việt cổ.

Hình tượng phụ nữ trên chuôi một dao găm Đông Sơn. Tạo hình này phản ánh tầm ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, nơi con cháu theo dòng dõi mẹ và người phụ nữ có quyền lực rất lớn. Bên cạnh đó, các chi tiết về trang phục của phụ nữ Việt cổ cũng được thể hiện rất rõ nét.

Hình tượng phụ nữ trên chuôi một dao găm Đông Sơn. Tạo hình này phản ánh tầm ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, nơi con cháu theo dòng dõi mẹ và người phụ nữ có quyền lực rất lớn. Bên cạnh đó, các chi tiết về trang phục của phụ nữ Việt cổ cũng được thể hiện rất rõ nét.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/doi-song-nguoi-viet-co-qua-nhung-buc-tuong-hon-2000-nam-tuoi-1992845.html