Công trình Tranh dân gian Việt nam - Sưu tầm và nghiên cứu của Maurice Durand được viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) xuất bản lần đầu năm 1960. Năm 2018, bản tiếng Việt sách do NXB Văn hóa văn nghệ và EFEO phát hành.
Cuốn sách xuất bản tiếng Việt có sự tham gia biên soạn của Philippe Papin (nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội), Marcus Durand (con trai của tác giả Maurice Durand); được dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Thị Hiệp và Olivier Tessier. Trong ảnh là bức Đám cưới chuột.
Mới đây, công trình nghiên cứu độc đáo, công phu này đạt giải B Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2 (công bố tối 26/12). Trong ảnh là bức Đinh Tiên Hoàng tập trận với trẻ chăn trâu.
Công trình tập hợp 400 tác phẩm hội họa dân gian kèm theo nghiên cứu, phân tích, bình chú uyên bác, tỉ mỉ và toàn diện của tác giả. Trong ảnh là bức Trưng Nữ Vương.
Từ năm 1940, tác giả đã đi khắp Hà Nội sưu tầm tranh dân gian, với sự hỗ trợ của các học giả như: Trần Văn Giáp, Trần Huy Bá, Louis Bezacier và Paul Lévy. Đến nay, đây là bộ sưu tập quan trọng nhất về tranh dân gian còn lưu giữ lại. Trong ảnh là bức Hậu duệ, giàu có, tài năng.
Thông qua cuốn sách, người đọc cảm nhận được đời sống tinh thần, phong tục tập quán đa dạng, giàu bản sắc của người Việt xưa. Điều này được thể hiện sinh động bằng các bức tranh dân gian. Tranh Mẫu thượng ngàn.
Trong ảnh là bức Kỳ thi hội: Thi võ (trái) và thi văn (phải).
Bằng con mắt của một học giả phương Tây nhìn vào, văn hóa truyền thống của người Việt có nhiều điểm thú vị. Tác giả còn đưa vàon những quan sát, cảm nhận và bình giải văn hóa truyền thống Việt. Trong ảnh là bức tranh về lợn - biểu tượng của sự phồn thịnh.
Không dừng lại ở việc sưu tầm, bình giải, tác giả còn nghiên cứu chuyên sâu về ý nghĩa, giá trị của từng loại tranh và về sự kết hợp các biểu tượng hội họa trong tranh dân gian Việt Nam. Tranh Gà mẹ, gà con.
Trò chơi Bịt mắt bắt chạch trong tranh dân gian.
Tác giả cũng dày công nghiên cứu về quy trình, các bước làm các dòng tranh dân gian Việt Nam.
Tác giả Maurice Durand (1914-1966), là con của một nhà Hán học người Pháp. Ông là một trong những học giả thông thạo ngôn ngữ Việt, Pháp và chữ Hán. Ông là nhà sử học, nhà phê bình văn học, phân tích mỹ thuật. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu như Điện thần và phương thức hầu đồng ở Việt Nam, Nhập môn văn học Việt Nam, Tri thức về Việt Nam, Lịch sử thời Tây Sơn, Truyện Nôm Việt Nam... và nhiều công trình dịch, hàng trăm bài viết và một số lượng bản thảo đồ sộ chưa từng được xuất bản.
Y Nguyên