Đổi thay từ chương trình xây dựng nông thôn mới

PTĐT - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã giúp huyện Thanh Thủy thay đổi diện mạo, đưa người dân khu vực nông thôn rút ngắn khoảng cách với thành thị về đời sống và thu nhập, huyện...

Giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được chú trọng đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân.

Giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được chú trọng đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân.

PTĐT - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã giúp huyện Thanh Thủy thay đổi diện mạo, đưa người dân khu vực nông thôn rút ngắn khoảng cách với thành thị về đời sống và thu nhập, huyện được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019 theo Quyết định số 1649/QĐ-TTg ngày 24/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Các xã cán đích NTM tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vùng nông thôn, thực hiện xây dựng các xã chuẩn NTM nâng cao.Ông Nguyễn Trọng Luyện - Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: Với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận tham gia của nhân dân, chương trình xây dựng NTM đã mang lại dấu ấn rõ nét. Cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn được nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy, trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.Toàn huyện có hơn 260km kênh mương các loại, trong đó tỷ lệ kiên cố hóa đạt 58,9%. Hệ thống thủy lợi của huyện đã đảm bảo tưới, tiêu chủ động 6.020ha/6.100ha, chiếm 98,68% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các địa phương chú trọng khai thác các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế ở địa phương, xây dựng những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện chiếm trên 85% tổng diện tích gieo cấy. Nhiều địa phương đã phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ gà thịt thả đồi bằng giống gà rilai, gà trứng Ai cập; các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị hàng hóa như: Thỏ ngoại, vịt trời, lợn rừng, bồ câu, gà đen. Tổng diện tích thủy sản hàng năm duy trì 1.250 - 1.300ha. Giá trị sản phẩm bình quân trên đơn vị diện tích canh tác và nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 120 triệu đồng/ha.Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đổi mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hóa kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Trên địa bàn đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững như: Liên kết sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm; liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ và cây ăn quả, sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học với các trang trại tổng hợp; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu... Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm đã thúc đẩy phát triển thị trường, kích thích sản xuất phát triển, tác động rõ nét đến nâng cao thu nhập của người dân. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (chợ, điểm dịch vụ kinh doanh, siêu thị mini, cửa hàng...) trên địa bàn huyện được quy hoạch ở vị trí phù hợp. Từ năm 2011 - 2019, trên địa bàn huyện đã thực hiện đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo 6 chợ nông thôn đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, ngoài ra đã nâng cấp 5 điểm kinh doanh dịch vụ đảm bảo nhu cầu giao thương hàng hóa của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng liên tục qua các năm, năm 2011 đạt 12,2 triệu đồng/người/năm, đến nay đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm.Thực hiện xây dựng NTM, xã Đoan Hạ có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực. Ông Phạm Xuân Thư - Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016 nhưng chúng tôi vẫn phấn đấu tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện là nền tảng vững chắc để quá trình chuyển đổi sản xuất đi sâu và hiệu quả. Thông qua việc tập trung thực hiện chuyển đổi ngành nghề, phương thức sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý đã góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập của người dân.Nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, các địa phương chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cộng đồng, phát triển các loại hình câu lạc bộ hát Xoan và dân ca, xây dựng các đội văn nghệ, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách báo, điểm bưu điện văn hóa xã. Các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thường xuyên các hoạt động ra quân hưởng ứng tổng vệ sinh môi trường; phát động các phong trào trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường, tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét ao hồ, kênh mương. Đến nay, toàn huyện có khoảng 37,3km đường hoa, cây xanh; hơn 120km đường giao thông nông thôn được thắp sáng nhờ huy động nguồn lực xã hội hóa.Phát huy kết quả đạt được, huyện tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM để tiến tới đạt tiêu chí xã, khu NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Nguyễn Huế

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-thon-moi/202012/doi-thay-tu-chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-174498