Đối thoại Davos |Số 7|: Chia sẻ góc nhìn về các cuộc khủng hoảng toàn cầu
Cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ là cuộc xung đột xảy ra ở cấp quốc gia mà còn tác động đến toàn bộ khu vực Châu Âu. Trên thực tế, nó đã gây ra những hệ lụy toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng tới địa chính trị mà còn tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người dân.
Trước tình hình đó, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) đã thực hiện một danh sách theo dõi thường niên về các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo. Xếp hạng 20 quốc gia trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng của các cuộc xung đột khiến họ rơi vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Trên thực tế, người dân các nước này đang vừa bị ảnh hưởng của các cuộc xung đột vừa bị những tác động của biến đổi khí hậu. Thế nhưng, trong năm nay, yếu tố thúc đẩy họ rơi vào khủng hoảng chủ yếu là giá lương thực và năng lượng tăng; và 2 loại giá này luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau theo tỷ lệ thuận.
Bên cạnh đó, một hệ quả toàn cầu khác có thể thấy ở đây là mức sống đang bị ảnh hưởng. Sự tiếp diễn cuộc xung đột ở Ukraine và cuộc xung đột này có thể tiếp tục gây tác động lớn đến các nguồn lực tài trợ thiết yếu tại nhiều nơi trên thế giới.
Cùng bàn luận vấn đề này với các vị khách mời:
- Bà Chrystel Montheán - Phó Chủ tịch điều hành khu vực Châu Mỹ của Yara International;
- Ông David Miliband - Chủ tịch Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), đến từ New York.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
Thực hiện : Đinh Phượng