Đồng bào Cơ Tu thắp sáng nơi tận cùng của núi rừng Nam Giang
Giờ đây, người Cơ tu đã biết làm du lịch để cải thiện cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Khái niệm làm du lịch cộng đồng đã không còn xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số ở núi rừng Nam Giang (Quảng Nam).
Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm trên vùng rừng núi Trường Sơn, phia Tây giáp Lào, cách thành phố Đà Nẵng Cần 70 km về phía Tây Nam và thành phố Tam Ky ga điểm Nam 120 km về phía Tây Bắc. Đây là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc Canu, Me, Tà Riêng trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm khoảng hơn 60% dân số Nam Giang. Phong cảnh hữu tình, núi non sông nước hoang sơ hùng vĩ. Người Cơ Tu và các dân tộc thiểu số sống trong vùng có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán lâu dài, độc đáo, đậm đà bản sắc riêng.
Gốc gác dòng họ Cơ Tu
Từ rất xa xưa, người Cơ Tu đã có một hệ thống thân tộc, thích tộc rất rõ ràng, nghĩa là có dòng bên cha và dòng bên mẹ, dòng trai, dòng gái sau khi lập gia đình. Ca bhu, Tô của người Cơ Tu là cội nguồn của tộc người mà theo truyền thuyết thì một dòng họ, tộc họ đều có một sự tích, câu chuyện cổ hình thành nên tên gọi của dòng họ, tộc họ của mình. Sự tích, câu chuyện cổ, truyền thuyết ấy có thể là một sự kiện đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, đời sống xã hội từ thời xa xưa; là khởi đầu từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên hay một sự kiện khác thường từ sản xuất của con người. Việc người Cơ Tu có sự tích, lý giải sự hình thành nên các dòng họ, tộc họ của mình theo như các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn hóa dân gian… là sự phản ánh quy luật phát triển của lịch sử tộc người đó là có sự hình thành từ các tô-tem (vật tổ, sự tích tổ tiên).
Kiến trúc, loại hình âm nhạc vô cùng độc đáo
Khi nói đến Cơ Tu, Gươl là loại hình kiến trúc không thể thiếu, nó rất độc đáo, là sản phẩm văn hóa đã được đồng bào dân tộc Cơtu vùng núi tỉnh Quảng Nam sáng tạo từ lâu đời mà nó còn mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rất rõ rệt của cộng đồng Cơtu.
Gươl gắn với cồng chiêng, những điệu múa tung tung-da dá, những đêm hát lý của người Cơtu. Gươl(ngôi nhà làng truyền thống) là một cái gì đó thiêng liêng cao quí và rất dõi thân thương không thể thiếu trong đời sống văn hóa-xã hội và tinh thần của người Cơtu trên vùng Trường Sơn bao la và rộng lớn này.
Và một loại hình nhạc cụ không thể thiếu mang dấu ấn đặc sắc của đồng bào Cơ Tu đó chính là đàn ân zoưl .Theo tìm hiểu của chúng tôi được biết, ngày xưa đàn ân zoưl là một trong những nhạc cụ khá phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong đời sống văn hóa của người Cơtu.
Người Cơtu thường mang đàn ân zoưl lên rẫy để những giây phút thảnh thơi sẽ gảy đàn cho vơi đi nỗi buồn và sự mệt mỏi. Thanh niên trai làng Cơtu dùng tiếng đàn ân zoưl để ngỏ lời yêu thương với người con gái mình thương. Ngoài ra, và với đàn ân zoưl này những thiếu nữ Cơtu có khiếu âm nhạc cũng đánh đàn này rất hay.
Đàn ân zoưl là nhạc cụ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Cơtu vùng núi Quảng Nam, mà nó còn là một trong những giá trị văn hóa dân gian truyền thống, làm nên bản sắc riêng văn hóa Cơtu. Mỗi khi buồn hay vui, tất cả đều được hòa chung với những giai điệu trầm bổng, dặt dìu.
Nếu có dịp lên huyện Nam Giang (Quảng Nam), trên vùng Trường Sơn nơi giáp ranh với nước bạn Lào anh em, để cảm nhận vùng quê văn hóa giàu bản sắc của tộc người Cơ tu hôm nay trong xây dựng đời sống văn hóa, và bạn thử một lần đến đây để trải lòng mình với tiếng đàn ân zoưl của người Cơtu, để nhớ một lần trong đời. Chắc chắn, sẽ đọng lại cho bạn những ấn tượng khó phai.
Người Cơ tu có một loại hình nghệ thuật đặc sắc thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào về vũ trụ, vạn vật cũng như khát vọng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc mình. Đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ. Để bảo tồn loại hình nghệ thuật này, thời gian qua, bên cạnh công tác sưu tầm của Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang đã tổ chức trại điêu khắc, lớp khôi phục nghề điêu khắc...
Theo phong tục của người Cơ Tu huyện Nam Giang, ngay từ nhỏ từ trẻ hay già hầu hết đều trang bị cho mình những chiếc vòng đeo cổ với độ dài, ngắn, những chuỗi hạt cườm nhiều màu... Trong đó, chuỗi mã não là một loại trang sức chủ đạo, không thể thiếu trong trang phục hằng ngày cũng như vào ngày Tết, lễ cưới, hỏi, lễ hội...
Những chuỗi trang sức bằng những hạt mã não nhỏ hình tròn, lục giác hay bầu dục. Xen kẽ giữa các hạt mã não là những nanh heo rừng, lông gáy heo rừng, vuốt con gấu, hình nhân gỗ làm bằng gỗ quý. Chuỗi trang sức càng đẹp, nanh heo càng dài được coi là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, địa vị của người đó trong cộng đồng.
Hiện nay, tại các bản làng đồng bào Cơ Tu huyện Nam Giang vẫn còn rất nhiều già làng hay người già lớn tuổi còn bảo tồn và lưu giữ những trang sức quý được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được coi như là những báu vật quý giá, hiếm có. Đây không chỉ là đồ vật trang sức của cộng đồng Cơ Tu mà còn là một tài sản văn hóa vật thể chung của dân tộc Cơ tu đang được các thế hệ và các cấp ngành trên địa bàn lưu giữ,bảo tồn.
Nét đẹp ẩm thực ngày xuân của dân tộc Cơ Tu
Đồ ăn thức uống của của đồng bào Cơtu thường ngày cũng như lễ hội là những thứ được chế biến từ sản phẩm của núi rừng, là những sản phẩm do họ tự làm ra.Nguyên liệu chủ yếu từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi hay tự đi săn bắn, thu nhặt từ núi rừng, sông suối về như lúa, sắn, ngô, khoai, các loại thịt rừng, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại cây, lá rừng… Cũng từ những thực phẩm đó, đồng bào chế biến thành nhiều món ăn đặc sản truyền thống phục vụ trong các dịp lễ, Tết mang hương vị đặc trưng của rừng núi đại ngàn Trường Sơn.
Chuẩn bị rượu, bánh truyền thống đầy đủ, người Cơ tu còn làm các món mặn để nhắm trong bữa tiệc năm mới. Tiêu biểu có món za rá, được xem là món ăn ngon miệng đặc trưng của người Cơ tu. Món này bao gồm thịt rừng, cá, chim, ếch nhái… trộn với các loại rau, măng, ớt và một ít các loại gia vị được nhồi vào trong ống tre hoặc ống nứa tươi rồi nướng lên.
Sau đó dùng một cây gai song mây thọc vào cho nhuyễn thức ăn. Ngày tết, bên chén rượu thơm nồng cùng với món Zà rá mềm nhuyễn tỏa hương ngào nhạt, hấp dẫn mọi người cùng chung vui ăn mừng cho một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc.
Ngoài các món ăn chính đã kể trên thì trong dịp tết tùy theo mỗi nhà sẽ làm thêm các món khác. Cá nấu trong ống nứa cũng là món thông dụng của người Cơ Tu trong lễ Tết. Cá bắt về làm sạch, bỏ ruột và cắt vừa khúc bỏ vào ống nứa và nướng trong ống cho cháy ống và thành như cá phơi khô. Rồi để nguyên như vậy dành ăn dần.
Trong các dịp lễ Tết, người Cơ Tu còn làm món cơm rượu có vị thơm, ngọt để đãi khách. Cơm rượu làm bằng nếp huyết hay nếp than được trộn thêm men khi nấu sau đó bỏ vào ống tre để vài ngày cho lên men.
Người Cơ Tu tìm lại “kho báu”
Chuyện đồng bào Cơ-tu làm du lịch, hay những thanh niên Cơ-tu làm hướng dẫn viên du lịch không còn xa lạ tại nhiều bản làng ở miền núi Quảng Nam. Hợp tác xã (HTX) Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ-tu, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang cũng là một cách làm thành công.
Các tour du lịch đến Tà Bhing, du khách bắt buộc phải theo một chương trình định sẵn từ đầu đến cuối. Mục đích là để các thôn đều nhận được lợi ích từ việc phát triển du lịch. Các hoạt động tour thường là thăm thôn đời sống, thôn dệt thổ cẩm, thôn ẩm thực và thôn múa. Tiền tour thu được sẽ được HTX phân phối đều cho các thôn, đảm bảo sự công bằng, đoàn kết.
Với các huyện miền núi Quảng Nam, việc hình thành và mở rộng các làng du lịch cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao mức thu nhập cho người dân tại chỗ. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch này đã và đang góp phần bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, việc phát triển ngành Du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi bước đầu có hiệu ứng tích cực, đồng bào bước đầu đã có thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tỉnh Quảng Nam cũng đã có chiến lược đào tạo hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bài bản hơn. Các hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch như: đưa văn hóa Cơ-tu xuống phố, Ngày hội Văn hóa các DTTS Quảng Nam, hay lễ hội văn hóa… đang được coi là hướng đi bền vững để phát triển du lịch cộng đồng ở miền núi Quảng Nam hiện nay.
Từ những hoạch định, chiến lược của ngành Văn hóa Du lịch tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp thêm động lực cho các bản làng Cơ-tu trong phát triển du lịch cộng đồng. Đây cũng là điều kiện căn cơ, bền vững trong phát triển du lịch ở miền núi Quảng Nam hiện nay. Những đóng góp thầm lặng của đồng bào Cơ-tu đã và đang góp phần tạo nên thương hiệu cho các làng du lịch cộng đồng trên bản đồ du lịch Quảng Nam - Việt Nam.