Dòng chảy dầu thô của Nga vào thị trường quốc tế không suy giảm

Dòng chảy dầu thô của Nga vào thị trường quốc tế tiếp tục không suy giảm, điểm đến chính được cho là châu Á, duy nhất một quốc gia châu Âu.

Trong giai đoạn tính đến ngày 4/6, các lô hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển trung bình trong 4 tuần tăng cao đáng kể. Cụ thể, tăng lên 3,73 triệu thùng/ngày từ mức 3,68 triệu đã điều chỉnh trong giai đoạn tính đến ngày 28/5.

Bên cạnh đó, dòng chảy đến các thị trường quốc tế cao hơn 1,4 triệu thùng mỗi ngày so với cuối năm 2022. Kể từ tháng 2, các lô hàng cũng đã tăng mạnh, tháng cơ sở cho việc cắt giảm sản lượng đã cam kết.

 Dòng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga hướng tới mức cao kỷ lục. Nhiếp ảnh gia: Marcelo del Pozo/Bloomberg.

Dòng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga hướng tới mức cao kỷ lục. Nhiếp ảnh gia: Marcelo del Pozo/Bloomberg.

Các đối tác OPEC+ của Moscow đã tìm kiếm sự rõ ràng và minh bạch từ Nga về sản lượng dầu thô của nước này. Họ lưu ý rằng xứ bạch dương đã cam kết chấp nhận đánh giá lại mức sản xuất của tháng Hai bởi các nguồn thứ cấp của OPEC. Đánh giá hiện ở mức 9,83 triệu thùng/ngày.

Theo Bloomberg, có rất ít bằng chứng cho thấy động thái cắt giảm 500.000 thùng dầu/ngày được Nga thực hiện.

Lưu lượng dầu thô của Nga qua đường ống, hiện chỉ giới hạn trong việc giao hàng tới Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã ổn định ở mức khoảng 240.000 thùng/ngày kể từ tháng Hai.

Dù trong tháng 5, các nhà máy lọc dầu của Nga cắt giảm hoạt động xử lý dầu thô, hoạt động phục hồi vào tuần cuối cùng của tháng giúp làm tăng khoảng 180.000 thùng/ngày so với 7 ngày trước đó. Nhìn chung năng suất lọc dầu của các nhà máy giảm nhưng không có dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm tương ứng trong các chuyến hàng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế ra nước ngoài.

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề, bất chấp dòng chảy mạnh mẽ từ nước ngoài. Theo tính toán của Bloomberg, ngân sách tháng 5 thu được từ thuế dầu mỏ đã giảm 31% so với một năm trước xuống còn 426 tỷ rúp (5,2 tỷ USD).

Đích đến của dòng chảy năng lượng Nga

Nhìn chung, tổng khối lượng dầu thô Nga trên các tàu đến Trung Quốc và Ấn Độ cộng với các dòng chảy nhỏ hơn đến Thổ Nhĩ Kỳ và số lượng trên các tàu chưa rõ điểm đến hầu như không thay đổi ở mức 3,62 triệu thùng/ngày.

Tháng 3, dòng chảy dầu thô từ Nga đến Trung Quốc đã giảm so với mức cao được ghi nhận trong tháng 1 và tháng 2. Với mức trung bình trong bốn tuần gần nhất cho thấy tương đương hơn 650.000 thùng dầu thô/ngày.

 Nhiều công ty dầu mỏ Trung Quốc đã tích cực nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh: Reuters.

Nhiều công ty dầu mỏ Trung Quốc đã tích cực nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh: Reuters.

Trên cơ sở trung bình 4 tuần, xuất khẩu tổng thể bằng đường biển trong giai đoạn tính đến ngày 4/6 đã tăng 50.000 thùng/ngày lên 3,73 triệu thùng/ngày. Dòng chảy hàng tuần biến động hơn cũng tăng, tăng khoảng 90.000 thùng/ngày lên 3,69 triệu thùng/ngày từ mức 3,6 triệu thùng/ngày đã điều chỉnh của tuần trước.

Châu Á

Các chuyến hàng trung bình trong bốn tuần tới các khách hàng châu Á của Nga, cộng với những chuyến hàng trên các tàu không có điểm đến cuối cùng, đã tăng lên 3,42 triệu thùng mỗi ngày trong giai đoạn tính đến ngày 4/6. Khối lượng nhích lên đôi chút, từ 3,38 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 28/5.

Mặc dù khối lượng hàng hóa đến Ấn Độ dường như đã giảm so với mức cao gần đây, lịch sử cho thấy rằng hầu hết hàng hóa trên các con tàu không có điểm đến ban đầu cuối cùng lại kết thúc quốc gia đông dân nhất thế giới hoặc Trung Quốc.

Khối lượng dầu “không xác định khác” được bán ở mức 267.000 thùng mỗi ngày trong bốn tuần tính đến ngày 4/6. Hầu hết những hàng hóa đó có nguồn gốc từ các cảng phía Tây của Nga và tiếp tục quá cảnh qua Kênh đào Suez, nhưng một số có thể kết thúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi những hàng hóa khác được chuyển từ tàu này sang tàu khác, ở Địa Trung Hải hoặc gần đây hơn là ở Đại Tây Dương.

Châu Âu

Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga sang các nước châu Âu tăng cao hơn. Cụ thể, tăng 83.000 thùng/ngày trong 28 ngày tính đến ngày 4/6, với Bulgaria là điểm đến duy nhất. Những con số này không bao gồm các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chuyến hàng đã đạt trung bình 77.000 thùng/ngày kể từ tháng 3, giảm so với hơn 150.000 thùng/ngày trong tháng 1.

Sau khi EU ban lệnh cấm vận, thị trường tiêu thụ khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga - thường là cảng xuất khẩu ở Baltic, Biển Đen và Bắc Cực đã bị mất gần như hoàn toàn. Thay vào đó, được thay thế bằng châu Á, các điểm đến đường dài tốn chi phí hậu cần và thời gian giao hàng.

Không có dòng chảy dầu thô nào của Nga được chuyển đến các nước Bắc Âu trong bốn tuần tính đến ngày 4/6.

 Ảnh minh họa: Reuters.

Ảnh minh họa: Reuters.

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, khách hàng Địa Trung Hải duy nhất còn lại của Nga, giảm xuống 230.000 thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 4/6; dòng chảy đến nước này đã lên tới 425.000 thùng mỗi ngày trong tháng 10/2022.

Doanh thu xuất khẩu

Trong 1 tuần tính đến ngày 4/6, dòng tiền đổ vào ngân sách Điện Kremlin tăng 3 triệu đôla, lên 52 triệu đôla. Thu nhập trung bình trong bốn tuần tăng 2 triệu đôla, lên 52 triệu đô la.

Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho Chính phủ tinh chỉnh các chỉ số hiện có và thiết lập các chỉ số bổ sung để tính giá dầu cho các mục đích tính thuế nhằm giảm mức chiết khấu so với giá dầu thô toàn cầu.

Chính phủ Nga tính thuế dầu bằng cách giảm giá dầu Brent, đặt giá sàn cho dầu thô của quốc gia cho các mục đích ngân sách.

 Ảnh minh họa: Internet.

Ảnh minh họa: Internet.

Nếu dầu của Nga giao dịch trên ngưỡng đó, Bộ Tài chính sẽ sử dụng giá thị trường để tính thuế, như đã xảy ra trong những tháng gần đây. Từ tháng 7, mức chiết khấu hiện được đặt ở mức 25 đô la/thùng, mặc dù hiện tại mức chiết khấu này có thể bị thu hẹp.

Theo Reuters, kết thúc phiên giao dịch ngày 5-6, giá dầu tăng nhẹ. Giá dầu tiếp đà leo dốc của hai phiên giao dịch cuối tuần trước sau khi nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 để đối phó với những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô khiến thị trường rơi vào suy thoái.

Giá đầu Brent kỳ hạn tăng 58 cent, tương đương 0,76%, lên mức 76,71 USD/thùng. Mức giá cao nhất của dầu Brent trong phiên là 78,73 USD/thùng.

Giá dầu WTI của Mỹ tăng 41 cent, lên mức 72,15 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất trong phiên là 75,06 USD/thùng.

Bộ Năng lượng của Saudi Arabia cho biết sản lượng của vương quốc này sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 từ khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Việc cắt giảm tự nguyện lớn nhất của nước này trong nhiều năm nằm trong thỏa thuận lớn hơn của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 khi OPEC+ tìm cách khôi phục lại giá dầu, Reuters đưa tin.

OPEC+ cung ứng khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới. Nhóm này đã cắt giảm mục tiêu sản lượng tổng cộng 3,6 triệu thùng/ngày, chiếm 3,6% nhu cầu toàn cầu. Với việc cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia, tổng sản lượng cắt giảm của OPEC+ lên tới 4,6 triệu thùng/ngày.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Thị trường vẫn đang cố gắng đánh giá tác động của việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia”. Flynn nhận xét, dường như dầu đang coi tin tức này là rất lạc quan, và đúng là như vậy.

Khánh Vy (Theo Bloomberg)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dong-chay-dau-tho-cua-nga-vao-thi-truong-quoc-te-khong-suy-giam-post250610.html