Động đất gây rung lắc mạnh ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

Vào trưa 28/7, một trận động đất đã xảy ra ở huyện Kon Plông (Kon Tum), người dân một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh.

Vào khoảng 11 giờ 35 phút, một trận động đất có cường độ rất mạnh khiến hai địa bàn Kon Tum và Gia Lai bị rung lắc mạnh, một vài tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị ảnh hưởng, sự việc khiến nhiều người dân hoảng sợ, bất an.

Động đất xảy ra tại Kon Tum trong sáng ngày 28/7.

Động đất xảy ra tại Kon Tum trong sáng ngày 28/7.

Trao đổi với báo chí, ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) xác nhận một trận động đất có độ rung chấn mạnh vừa xảy ra, ngay lập tức huyện đã có chỉ đạo, yêu cầu các xã trên địa bàn báo cáo lại tình hình.

Theo ông Hà, đợt rung chấn vào lúc 11 giờ 35 phút ngày 28/7 rất mạnh, ông và nhiều người khác trên địa bàn cũng cảm nhận được rung lắc. Sáng cùng ngày, trên địa bàn cũng có hai trận động đất nhỏ, có độ lớn 3,3 và 3,4 độ.

Ông Trần Văn Nết, Bí thư xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông, địa phương gần vùng tâm chấn) cho biết trận động đất lúc gần trưa. Ban đầu, địa phương mới nắm được thông tin có động đất mạnh gây rung lắc, đỗ và vỡ ly bình, chậu hoa.

Nằm cách huyện Kon Plông (Kon Tum) hơn 100 km, nhiều người dân ở TP Pleiku (Gia Lai) cũng cảm nhận được nhà bị rung lắc mạnh. Anh Võ Thái Hậu, phường Yên Đỗ, cho biết đang ở tầng hai ngôi nhà thấy rung lắc, cửa va đập nhẹ kéo dài khoảng 5 giây. "Tôi cảm thấy hoang mang, sợ hãi khi không biết chuyện gì đang xảy ra, định bỏ chạy thì không thấy rung chuyển nữa", anh Hậu nhớ lại.

Tương tự, anh Phùng Quốc Cường ở TP Pleiku đang ngồi trong phòng làm việc, bất ngờ mọi thứ rung chuyển, nhiều đồ đạc, bình hoa trên bàn ngã đổ. "Tôi thấy vậy hoảng quá bỏ chạy ra ngoài", anh Cường nói.

Tại TP Quảng Ngãi cách huyện này 70 km người dân cũng bất ngờ thấy nhà rung. "Ban đầu tôi tưởng xe tải trọng tải lớn đi ngang nhà nhưng sau đó đi ra cửa xem thì không thấy phương tiện nào, lúc đó đồng loạt mọi người cùng nhắn tin hỏi về trận động đất", anh Nguyễn Hùng ở TP Quảng Ngãi nói.

Nhà bà Trần Thị Quy ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi nứt do động đất. (Ảnh: Mộc Trà)

Nhà bà Trần Thị Quy ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi nứt do động đất. (Ảnh: Mộc Trà)

Tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, cách tâm chấn hơn 100 km người dân cảm nhận được trận động đất. "Tôi đang ở trong nhà cấp bốn thì cửa kính rung bần bật trong khoảng 4 giây", hanh Hùng nói, thêm rằng gần hai năm trước một trận động đất ở Kon Tum và cảm nhận được rung lắc.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết trận động đất xảy ra ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum lúc 11h17 phúm rủi ro thiên tai cấp độ 0. Cơ quan này đang theo dõi các dư chấn.

"Từ 0h đến trưa nay khu vực Kon Tun ghi nhận ba trận động đất. Trận 1 lúc 3h12 với độ lớn 3.4 độ sâu chấn tiêu 8.1 km; trận 2 lúc 8h35 độ lớn 3.3, độ sâu chấn tiêu 8.1 km", ông Anh nói.

Số trận động đất tại huyện Kon Plông (Kon Tum) và lân cận xảy ra thường xuyên, xu hướng mạnh dần từ tháng 4/2021 đến nay. Năm 2021 ghi nhận 169 trận động đất lớn hơn 2,5 độ. Từ ngày 15/4 đến 18/4/2022, địa bàn xảy ra 22 trận, lớn nhất 4,5 độ.

Theo Viện Vật lý địa cầu trong gần 120 năm trước thời điểm này, khu vực Kon Plông chỉ ghi nhận 33 trận động đất, trong đó hai trận lớn hơn 3 độ. Nhận định tại cuộc họp Phòng chống thiên tai năm 2022, ông Nguyễn Xuân Anh cho rằng nguyên nhân động đất ngoài liên quan đứt gãy địa chất thì việc tích nước của các thủy điện cũng đáng lưu tâm, vì đây là lý do gây ra động đất ở khu vực thủy điện sông Tranh (Quảng Nam).

Thời gian tới, Kon Plông vẫn có thể xảy ra động đất, độ lớn tối đa 5-5,5 độ, thậm chí mạnh hơn.

H.P

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/dong-dat-gay-rung-lac-manh-o-mot-so-tinh-mien-trung-tay-nguyen-174342.html