Đột nhập hang động ở Nam Phi, phát hiện bí mật 'động trời'

Khi kiểm tra một hang động ở Nam Phi, các nhà khảo cổ phát hiện đoạn xương đùi khoảng 7.000 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, nó thuộc về loài linh dương chưa xác định và bên trong có 3 đầu mũi tên chứa chất độc.

Các nhà khảo cổ đã khai quật một hang động có tên Kruger ở Nam Phi vào năm 1983 và phát hiện đoạn xương đùi "bất thường" cùng nhiều hiện vật khác. Đoạn xương này thuộc về một loài linh dương chưa xác định. Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy đoạn xương đùi khoảng 7.000 tuổi. Ảnh: Alíenor Duhamel, CC BY-NC-ND.

Các nhà khảo cổ đã khai quật một hang động có tên Kruger ở Nam Phi vào năm 1983 và phát hiện đoạn xương đùi "bất thường" cùng nhiều hiện vật khác. Đoạn xương này thuộc về một loài linh dương chưa xác định. Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy đoạn xương đùi khoảng 7.000 tuổi. Ảnh: Alíenor Duhamel, CC BY-NC-ND.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chụp X-quang cho thấy bên trong khoang tủy của đoạn xương đùi có 3 đầu mũi tên. Trên những đầu mũi tên tìm thấy trong hang động có chứa chất độc hỗn hợp. Ảnh: Octopus, CC-BY-SA-3.0.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chụp X-quang cho thấy bên trong khoang tủy của đoạn xương đùi có 3 đầu mũi tên. Trên những đầu mũi tên tìm thấy trong hang động có chứa chất độc hỗn hợp. Ảnh: Octopus, CC-BY-SA-3.0.

Theo các chuyên gia, hỗn hợp chất độc này có thể là một trong những loại chất độc đa thành phần lâu đời nhất thế giới. Điều này xuất phát từ việc loại chất độc này gồm ít nhất 2 thành phần thực vật cực độc. Ảnh: Bradfield, Duber, and Steenkamp.

Theo các chuyên gia, hỗn hợp chất độc này có thể là một trong những loại chất độc đa thành phần lâu đời nhất thế giới. Điều này xuất phát từ việc loại chất độc này gồm ít nhất 2 thành phần thực vật cực độc. Ảnh: Bradfield, Duber, and Steenkamp.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về loại độc tố thứ ba nhưng chưa xác định được tên chính xác. Ảnh: Dr Alíenor Duhamel.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về loại độc tố thứ ba nhưng chưa xác định được tên chính xác. Ảnh: Dr Alíenor Duhamel.

Việc sử dụng chất độc vào mục đích săn bắn được cho là có từ khoảng 60.000 - 70.000 năm trước. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa tìm được bằng chứng xác thực về mặt hóa học. Ảnh: Dr Alíenor Duhamel.

Việc sử dụng chất độc vào mục đích săn bắn được cho là có từ khoảng 60.000 - 70.000 năm trước. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa tìm được bằng chứng xác thực về mặt hóa học. Ảnh: Dr Alíenor Duhamel.

Phát hiện mới tại hang động Kruger trở thành bằng chứng quan trọng về việc người xưa sử dụng chất độc trong cuộc sống. Hỗn hợp chất độc được tạo thành từ những 2 hoặc nhiều loại cây chứa chất độc nguy hiểm rồi tẩm lên đầu mũi tên. Ảnh: The South African Archaeological Society.

Phát hiện mới tại hang động Kruger trở thành bằng chứng quan trọng về việc người xưa sử dụng chất độc trong cuộc sống. Hỗn hợp chất độc được tạo thành từ những 2 hoặc nhiều loại cây chứa chất độc nguy hiểm rồi tẩm lên đầu mũi tên. Ảnh: The South African Archaeological Society.

Các nhà nghiên cứu cho hay việc tạo ra hỗn hợp chất độc phức tạp cho thấy người xưa có hiểu biết sâu rộng về dược lý, cách sử dụng những loài cây có độc tính cao. Ảnh: The South African Archaeological Society.

Các nhà nghiên cứu cho hay việc tạo ra hỗn hợp chất độc phức tạp cho thấy người xưa có hiểu biết sâu rộng về dược lý, cách sử dụng những loài cây có độc tính cao. Ảnh: The South African Archaeological Society.

Mời độc giả xem video: Lạc lối trong khách sạn hang động độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dot-nhap-hang-dong-o-nam-phi-phat-hien-bi-mat-dong-troi-2078255.html