Dự án có tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Bộ Xây dựng đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Việc xây dựng Nghị định nhằm mục tiêu tiếp tục thể chế hóa nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về 'tiếp tục nghiên cứu đáy mạnh phán cấp, phân quyển đảm bảo cái cách, đơn giản thủ tục hành chính tháo gỡ vướng mắc thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đổi mới nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Dự án có tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Dự án có tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Các nội dung sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Nghị định tập trung giải quyết các nhiệm vụ của Chính phủ giao tại Nghị quyết 105/NỌ-CP và chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 410/TTg-CP ngày 12/6/2024 về tăng cường phân cấp cho địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực tế, đồng thời rà soát sửa đối để đảm bảo đồng bộ pháp luật khi triển khai thực hiện.

Cụ thể, về tăng cuông phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng: Phân cấp trực tiếp thẩm quyền thẩm định từ cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xuống cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ở địa phương. Trên cơ sở đánh giá nguồn lực, năng lực tại Văn bản số 4743/BXD-HĐXD và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Vãn bản số 410/TTg-CN, Dự thảo Nghị định đã đề xuất phân cấp toàn bộ cho cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh thấm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở trừ dự án nhóm A có công trình cấp I có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Phân cấp thông qua sửa đổi, bổ sung quy định về xác định thẩm quyền theo quy mô của đối tượng thẩm định. Quy định thẩm quyền của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được xác định theo dự án thành phần đối với các dự án được triển khai theo dự án thành phần; theo quy mô của nội dung sửa chữa, cải tạo đổi với dự án sửa chữa cải tạo... để phân cấp đối với các trường hợp nội dung đầu tư, tính chất công trình đơn giản nhưng phải xác định theo quy mô công trình, dự án hiện hữu.

Phân quyền từ cơ quan chuyên môn về xây dựng cho người quyết định đầu tư/ chủ đầu tư thông qua tăng quy mô các dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (các dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng). Theo đó, tăng tổng mức đầu tư đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỳ thuật đầu tư xây dựng từ 15 tỷ lên 20 tỷ (không bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất); từ 5 tỷ lên 10 tỷ phần xây dựng với dự án chủ yếu là mua sắm hàng hóa, thiết bị. Bổ sung đối tượng dự án bảo trì, duy tu, bảo dưỡng nhóm c là dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỳ thuật;

Phân quyền thông qua quy định rõ các trường hợp điều chỉnh dự án thiết kế không yêu cầu quay lại thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng. Bổ sung các trường hợp cắt giảm hạng mục, công trình xây dựng độc lập trong dự án hoặc tăng tổng mức đầu tư do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chỉ số giá xây dựng nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Bộ Xây dựng cho rằng, với nhóm giải pháp nêu trên đã giải quyết cơ bản yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp được đầu tư bảo đảm an toàn, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn, đặc biệt khi Luật Phòng cháy – chữa cháy dự kiến chuyển thêm nội dung thẩm định về phòng cháy chữa cháy cho cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, dự thảo nghị định bỏ yêu cầu cung cấp các thông tin, giấy tờ pháp lý đã có trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia gia về hoạt động xây dựng và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Quy định này giúp rà soát để loại bỏ một số trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Gộp một số lĩnh vực chứng chỉ hành nghề không yêu cầu chuyên môn chuyên biệt. Kéo dài hiệu lực chứng chỉ hành nghề cá nhân từ 5 năm lên 10 năm.

Về sửa đôi các quy định để tháo gõ’ vướng mắc trong thực tiễn, dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ để giải quyết vướng mắc khi áp dụng quy định pháp luật như “công trình ngầm”, “hạ tầng kỹ thuật khung”; quy định trường hợp được lập hạ tầng kỹ thuật khung từ quy hoạch phân khu xây dựng; Quy định rõ các loại quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và cấp giấy phép xây dựng, phù hợp với nhiều loại hình dự án theo các chuyên ngành khác nhau, theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật chuyên ngành…

Trần Hương

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/du-an-co-tong-muc-dau-tu-20-ty-dong-chi-can-lap-bao-cao-kinh-te-ky-thuat-153955.html