Dự án xanh: Bất động sản không còn là sân chơi của bê tông và thép
Phát triển dự án xanh không còn là một khái niệm viển vông mà giờ đây đã trở thành xu hướng cần quan tâm đối với chủ đầu tư các dự án mới.
Trong bối cảnh Việt Nam kiên định với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngành bất động sản – lĩnh vực chiếm tới gần 40% tổng lượng khí thải nhà kính – đang đối mặt với áp lực phải tái cấu trúc để thích nghi và phát triển bền vững.
Theo chương trình Môi trường Liên hợp quốc, cả giai đoạn xây dựng và vận hành công trình đều góp phần không nhỏ vào tổng lượng phát thải quốc gia. Đáp lại, các chủ đầu tư tại Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, hướng đến các dự án xanh đạt chứng chỉ như LEED, EDGE hay LOTUS, với tôn chỉ “carbon-neutral” – trung hòa carbon toàn diện trong vòng đời công trình. Tất cả nhằm hiện thực hóa khái niệm dự án xanh từ lời nói thành hành động.
Chỉ tính riêng trong năm 2024, tại Việt Nam đã có tới 163 dự án xanh được chứng nhận – gấp ba lần năm 2022 và hơn 27 lần so với năm 2014. Một bước tiến dài trong hành trình mở rộng các dự án xanh.
Tổ chức Tài chính quốc tế
Thống kê từ Tổ chức Tài chính quốc tế IFC (thuộc World Bank) cho thấy đến năm 2024, Việt Nam đã có 559 dự án xanh với diện tích hơn 13,6 triệu m2 sàn, cùng hơn 31.000 căn hộ và nhà ở riêng lẻ đạt tiêu chuẩn xanh.
Vốn ngoại đổ vào dự án xanh
Xu hướng dự án xanh đang được thúc đẩy không chỉ bởi chính sách quốc gia mà còn từ nhu cầu thực tế của thị trường.
Khảo sát năm 2024 của Batdongsan.com.vn chỉ ra có đến 86% người mua nhà bày tỏ mong muốn sở hữu một ngôi nhà xanh và 88% sẵn sàng trả thêm để đổi lấy một môi trường sống bền vững, thân thiện với khí hậu. Lực lượng mua chính – thế hệ trẻ ngày càng đặt yếu tố dự án xanh lên hàng đầu khi chọn nơi an cư.
Không dừng lại ở đó, dòng vốn đầu tư quốc tế cũng đang dịch chuyển về phía các dự án xanh. Những nhà đầu tư đến từ châu Âu hay Singapore đang ưu tiên tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) như một tiêu chuẩn vàng khi quyết định rót vốn. Đây là cơ hội lớn cho các chủ đầu tư trong nước nếu biết đi trước đón đầu xu hướng dự án xanh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn lực quốc tế.
So với việc phát triển các dự án bất động sản thông thường, việc phát triển các dự án xanh còn giúp các chủ đầu tư hưởng lợi về mặt chính sách khi Nhà nước đã và đang có nhiều hành động đồng bộ để thúc đẩy dự án xanh.

Phối cảnh tổng thể của một dự án xanh tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Đơn cử như Bộ Xây dựng đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về dự án xanh thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật mới và cập nhật quy chuẩn xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Một số địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội đã đưa tiêu chí dự án xanh vào điều kiện xét duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hội, khu đô thị mới, và trung tâm thương mại.
Ngoài ra, các dự án bất động sản dự án xanh cũng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tài chính khí hậu, trái phiếu xanh, hoặc các gói hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như IFC (World Bank), GIZ (Đức), AFD (Pháp). Điều này không chỉ giúp chủ đầu tư giảm gánh nặng tài chính ban đầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các quỹ đầu tư ESG.
Dự án xanh: Lợi nhuận song hành cùng giá trị bền vững
Thực tế cũng cho thấy các dự án bất động sản được kiểm chứng là các dự án đạt tiêu chuẩn xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp. Các dự án nhà ở đạt chứng chỉ xanh ghi nhận mức tăng giá ổn định và khả năng giữ giá tốt hơn trong giai đoạn thị trường biến động.
Theo Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WorldGBC), các dự án xanh có thể giúp tăng giá trị tài sản tổng thể lên đến 7% trong vòng 5 năm. Không những thế, các dự án này còn có khả năng giữ giá ổn định trong thời kỳ biến động, trở thành tài sản phòng thủ đáng tin cậy.
Từ góc độ tài chính, dự án xanh không đồng nghĩa với tăng chi phí quá cao. Dữ liệu từ IFC cho thấy chi phí đầu tư thêm cho công trình đạt chứng chỉ EDGE chỉ dao động từ 2% đến 3%, trong khi thời gian hoàn vốn trung bình là 3 năm – hoàn toàn khả thi cho các chủ đầu tư nghiêm túc. Tương tự, chứng chỉ LEED ghi nhận mức tăng chi phí từ 1,5% đến 8%, thời gian hoàn vốn từ 1,5 đến 6 năm và tiết kiệm năng lượng từ 30% đến 40%.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết: Hiện việc triển khai mô hình dự án xanh tại Việt Nam vẫn gặp không ít thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt chuyên gia và nhà thầu có trình độ, chi phí đầu tư ban đầu cao, cùng với chính sách ưu đãi chưa thực sự rõ ràng và nhất quán.
Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến nghị cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho dự án xanh, từ tiêu chuẩn kỹ thuật đến cơ chế hỗ trợ tài chính, như ưu đãi thuế đất, tín dụng xanh hay điểm cộng trong đấu thầu.
Không kém phần quan trọng là việc đào tạo đội ngũ nhân lực – từ tư vấn thiết kế, giám sát đến cán bộ quy hoạch – để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai dự án xanh trên toàn hệ thống.
“Trong bức tranh toàn cầu đang hướng đến giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Dự án xanh không chỉ là một trách nhiệm môi trường mà còn là lựa chọn chiến lược để nâng cao giá trị thương hiệu, khả năng cạnh tranh, và thu hút nguồn vốn quốc tế cho các doanh nghiệp bất động sản.
Các chủ đầu tư cần nhanh chóng cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế như EDGE, LEED hay LOTUS, tích hợp giải pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu bền vững ngay từ giai đoạn quy hoạch. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tận dụng tri thức và nguồn vốn xanh – những yếu tố sống còn để dự án xanh thực sự trở thành một phần cốt lõi trong tương lai bất động sản Việt” - VARS nhấn mạnh.