Du khách nước ngoài thích thú ném pao cùng người Mông tại lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào của người Mông được diễn ra trong dịp đầu năm. Đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông ở tỉnh Hòa Bình.

Từ lâu cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người Mông hai xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) thường dựng cây nêu và tổ chức Lễ hội Gầu Tào để chào đón năm mới.

Từ lâu cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người Mông hai xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) thường dựng cây nêu và tổ chức Lễ hội Gầu Tào để chào đón năm mới.

Tết của người Mông diễn ra trước tết của người Kinh 1 tháng, kéo dài 15 ngày (từ 30 tháng 11 đến 15 tháng chạp âm lịch hàng năm).

Tết của người Mông diễn ra trước tết của người Kinh 1 tháng, kéo dài 15 ngày (từ 30 tháng 11 đến 15 tháng chạp âm lịch hàng năm).

Với người Mông, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng, để tránh điều xui và mang lại may mắn trong năm mới. Cây nêu được trang trí đẹp mắt, mang theo lời cầu chúc cho mùa màng bội thu, sức khỏe và hạnh phúc.

Với người Mông, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng, để tránh điều xui và mang lại may mắn trong năm mới. Cây nêu được trang trí đẹp mắt, mang theo lời cầu chúc cho mùa màng bội thu, sức khỏe và hạnh phúc.

Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa cầu phúc, cầu lộc và tạ ơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Mông mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông.

Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa cầu phúc, cầu lộc và tạ ơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Mông mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông.

Lễ hội gồm hai phần chính. Phần lễ được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Lễ hội gồm hai phần chính. Phần lễ được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Phần hội là không gian rộn ràng với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các trò chơi dân gian đặc sắc.

Phần hội là không gian rộn ràng với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các trò chơi dân gian đặc sắc.

Những hình ảnh PV Báo Sức khỏe và Đời sống ghi nhận sáng ngày 11/1/2025, trong lễ hội Gầu Tào tại sân vận động xã Hang Kia - Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

Những hình ảnh PV Báo Sức khỏe và Đời sống ghi nhận sáng ngày 11/1/2025, trong lễ hội Gầu Tào tại sân vận động xã Hang Kia - Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

Du khách nước ngoài thích thú ném pao cùng các chàng trai, cô gái người Mông tại lễ hội Gầu Tào

Du khách nước ngoài thích thú ném pao cùng các chàng trai, cô gái người Mông tại lễ hội Gầu Tào

Đây là dịp để huyện Mai Châu tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia - Pà Cò; góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân đón Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Đây là dịp để huyện Mai Châu tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia - Pà Cò; góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân đón Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Mặc dù thời tiết khá lạnh, nhưng rất động người dân 2 xã Hang Kia - Pà Cò và du khách thập phương có mặt, hòa chung không khí lễ hội của người Mông.

Mặc dù thời tiết khá lạnh, nhưng rất động người dân 2 xã Hang Kia - Pà Cò và du khách thập phương có mặt, hòa chung không khí lễ hội của người Mông.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/du-khach-nuoc-ngoai-thich-thu-nem-pao-cung-nguoi-mong-tai-le-hoi-gau-tao-169250111222226617.htm