Dùng cua đồng theo cách này chữa bệnh xương khớp tốt 'gấp tỷ lần' thuốc tây
Cua đồng không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, món ăn ngon mà còn là bài thuốc rất tốt để chữa các bệnh về xương khớp, viêm thận cấp, kém ăn, mất ngủ...
Trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), Giáo sư Đoàn Thị Nhu, Phó Giáo sư Phạm Duy Mai và PGS.TSKH Đỗ Trung Đàm đã tập hợp rất nhiều bài thuốc từ y học dân gian trong nước và quốc tế, chỉ rõ sự hữu ích của cua đồng đối với việc điều trị bệnh cho con người.
Theo đó, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gắn xương.
Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…
Trị còi xương ở trẻ em: Với 100g cua đồng lấy rửa sạch, bỏ yếm, lấy mai chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô vàng. Sau đó xay, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa cà phê (5 – 10g) pha với bột gạo, đun chín. Giúp trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi.
Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: Chọn 2 – 5 con cua đồng lớn, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa viêm thận cấp: Lấy khoảng 200 – 250g cua đồng đã bỏ mai yếm và 50 – 100g vỏ rễ dâu tươi tất cả đem đi rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, đun sôi uống trong ngày.
Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: Khoảng 200g cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn. 100g rau đay, 100g mồng tơi rửa sạch cắt đoạn. 2 quả mướng hương gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa sưng tấy: mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Chữa gãy xương: cua đồng ướp muối đem giã nhỏ, đắp vào chỗ xương gãy, băng nẹp bằng cành dâu trong 3 ngày. Tiếp đó, lấy một noãn lá cau non giã nhuyễn với một nắm xôi hoặc cơm nếp và đắp, cứ hai ngày thay thuốc một lần trong 4 ngày. Rồi lấy 1 nắm lá si, một nắm lá sở, rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp băng trong vòng 2 ngày. Làm như vậy 3 lần.
Chữa bong gân: chân cua đồng (100g), vỏ thân cây gạo (100g), lá đinh lăng (200g) giã nhỏ, trộn với bột tô mộc (50g), bột đinh hương (20g) rồi đắp, băng lại. Mỗi ngày làm một lần
Chữa hở thóp ở trẻ nhỏ: cua đồng giã nát với bạch cập, đắp cho đến khi thóp kín. Khoảng vài ngày thay thuốc một lần.
Những người không nên ăn cua đồng:
Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng.
Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
Người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng gạch cua vì gạch cua có nhiều cholesterol. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua đồng.