Dùng thớt gỗ có tốt không, vệ sinh và bảo quản như thế nào?

Dùng thớt gỗ có tốt không, vệ sinh và bảo quản như thế nào khi trong không gian bếp mỗi gia đình, thớt là vật dụng không thể thiếu, được sử dụng hàng ngày?

Thớt là vật dùng thường xuyên nên việc lựa chọn thớt rất quan trọng. Vậy có nên thay thế thớt nhựa bằng gỗ hay không?

Thớt gỗ có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của thớt gỗ

Ưu điểm của thớt gỗ là chất hữu cơ, dễ dàng tái chế và sử dụng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nấu ăn.

Thớt gỗ có khả năng chịu nhiệt khá tốt nên không bị tan chảy ở nhiệt độ cao. Ngoài tính thân thiện với môi trường, gỗ còn có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn chặn vi khuẩn lây lan trong bếp.

Ảnh: Getty

Ảnh: Getty

Nhược điểm thớt gỗ

Thớt gỗ được coi là vật liệu xốp, vì vậy việc cắt những thứ như thịt, gia cầm và cá trên đó có thể khiến việc vệ sinh và khử trùng hoàn toàn sau đó trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn có hại.

Ngoài những cân nhắc về an toàn thực phẩm, còn có một số cạm bẫy thực tế nhỏ phát sinh khi làm việc với gỗ về việc vệ sinh có thể tốn nhiều công sức hơn và các vật dụng bằng gỗ dễ bị ố màu do các thành phần như nghệ...

Các chuyên gia cũng khuyên dùng các công cụ làm từ gỗ keo, gỗ anh đào và gỗ óc chó là tốt nhất cho sự an toàn của mỗi gia đình trong công việc nội trợ.

Tuy thớt gỗ có một số nhược điểm nhưng hiện nay việc sử dụng thớt gỗ vẫn được nhiều gia đình Việt lựa chọn thay vì sử dụng thớt nhựa với nhiều màu sắc bắt mắt.

Cách vệ sinh và giữ gìn thớt gỗ khỏi vi khuẩn

Nên vệ sinh cả hai mặt của thớt (kể cả khi bạn chỉ sử dụng mặt trên) và phơi khô hoàn toàn theo chiều thẳng đứng trên mặt mỏng nhất, thay vì đặt thớt nằm ngang để tránh cong vênh hoặc biến dạng .

Sau khi cắt thịt sống nên rửa thớt bằng nước nóng thay vì nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tránh lây nhiễm chéo bằng cách mã hóa màu thớt, sử dụng một mặt thớt cho thịt sống và một mặt cho những thứ như đồ chín, thịt chín hay bánh mì...

Đối với thớt gỗ và đồ dùng còn tốt (không bị sứt mẻ, nứt hoặc bị dao cắt làm xước), sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng an toàn cho thực phẩm như giấm là phù hợp.

Ngoài ra, có thể vệ sinh thớt gỗ bằng một số mẹo sau đây:

- Không nhúng hoàn toàn thớt vào nước hoặc ngâm có thể gây cong vênh.

- Sử dụng một miếng vải nhúng vào giấm để khử mùi hôi từ các loại thực phẩm có mùi mạnh như tỏi và hành tây.

- Trộn baking soda và nước để tạo thành hỗn hợp sệt cũng có thể giúp khử mùi hôi khó chịu.

- Sử dụng hỗn hợp muối và chanh để loại bỏ hoặc giảm thiểu vết bẩn trên thực phẩm có màu sáng.

Một trong những điểm hấp dẫn của thớt gỗ là thường bền, nhưng cần được chăm sóc đúng cách để tránh nứt hoặc tạo thành các rãnh khó vệ sinh. Ngoài việc vệ sinh cẩn thận, các chuyên gia có một số gợi ý hữu ích:

Sử dụng dầu gỗ để dưỡng ẩm thường xuyên cho dụng cụ thớt gỗ. Chỉ cần sử dụng một thìa canh dầu thực vật chà xát vào gỗ bằng khăn giấy và để yên trong vài giờ trước khi chà sạch phần dầu thừa.

Luôn bôi dầu lên thớt để tránh vết bẩn. Không nên để các thành phần như củ cải đường, cà phê và rượu vang đỏ đổ lên thớt vì chúng có sắc tố rực rỡ dễ gây hỏng thớt gỗ.

Tránh xa ngọn lửa trần như bếp củi, bếp gas. Trong khi đồ dùng bằng gỗ như thìa gỗ dùng để khuấy món hầm có thể chịu được nhiệt độ cao, để tránh xa ngọn lửa trần để tránh bị cháy. Tránh đặt bất cứ thứ gì quá nóng lên thớt để tránh cong vênh hoặc cháy góc làm hỏng thớt khi đang sử dụng.

Hoàng Ly

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/thay-the-thot-nhua-bang-thot-go-co-tot-khong-d10125.html