Đuối nước cạn nguy hiểm thế nào?

Đuối cạn là tình trạng xảy ra khi nạn nhân trong quá trình bơi lội đã hít vào một lượng nước nhỏ lúc gắng sức làm sặc nước, kích thích các cơ ở đường hô hấp gây nên hiện tượng co thắt và tạo ra sự khó thở. Một phần nước được tích tụ lại ở phổi có thể dẫn đến phù phổi cấp.

Bạn có thể bị đuối nước ngay cả sau khi bạn đã ra khỏi nước. Đây là một hiện tượng hiếm gặp được gọi là "đuối cạn" hoặc "đuối nước thứ phát", nếu không được phát hiện và xử trí can thiệp kịp thời thì có thể tử vong.

Vì sao đuối cạn rất nguy hiểm?

Đuối cạn thường gặp ở trẻ em. Biến chứng phù phổi cấp do sặc nước là hậu quả của đuối nước cạn. Đây là tình trạng xảy ra khi nạn nhân trong quá trình bơi lội đã hít vào một lượng nước nhỏ lúc gắng sức làm sặc nước, kích thích các cơ ở đường hô hấp gây nên hiện tượng co thắt và tạo ra sự khó thở. Một phần nước được tích tụ lại ở phổi có thể dẫn đến phù phổi cấp sau đó.

Đuối cạn thường xuất hiện trong thời gian từ 1 đến 24 giờ sau khi bị sặc nước lúc gắng sức do bơi lội ở trong nước. Nguyên nhân là do khi trẻ đang bơi lội, chơi đùa ở trong nước vô tình hít phải một lượng nước nhỏ vào đường hô hấp tạo nên phản xạ sặc nước để tống nước ra ngoài hoặc những trường hợp suýt chết vì đuối nước nhưng được cứu kịp lên bờ.

Đuối cạn thường gặp ở trẻ em.

Đuối cạn thường gặp ở trẻ em.

Sau những cơn ho sặc sụa, trẻ có thể trở lại trạng thái bình thường, vẫn bơi lội hay chơi đùa một cách tự nhiên nhưng khoảng nhiều giờ sau đó trẻ vẫn còn có biểu hiện triệu chứng ho, khó thở, có tiếng khò khè với những bóng nước xuất hiện ở trong miệng thì phải chú ý vì một phần nước nhỏ được hít vào trong phổi lúc ban đầu chưa gây nên biểu hiện triệu chứng nguy kịch.

Về sau phổi bị kích thích tiết ra nhiều chất dịch hơn dẫn đến hiện tượng phù phổi cấp sẽ làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được xảy ra như triệu chứng của cơn hen phế quản nặng, nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương ở não.

Biểu hiện khi bị đuối cạn

Các biểu hiện thường gặp:

Khó thở.
Đau ngực hoặc ho dữ dội.
Cảm thấy rất mệt mỏi.
Có thay đổi hành vi một cách đột ngột: khó chịu, cáu gắt, nóng giận, hung dữ hoặc ho nhiều, mệt nhiều; có dấu hiệu nói lắp, chậm chạp, lờ đờ, giảm nhận thức...

Người lớn cần chú ý đến các dấu hiệu này vì chúng có thể xuất hiện khoảng vài giờ sau khi bị sặc nước và phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện sớm để được xử trí cấp cứu điều trị kịp thời nhằm hạn chế tử vong do phù phổi cấp.

Cần theo dõi và giám sát trong và sau khi đi bơi

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi trạng thái sau khi trẻ đi bơi lội về trong khoảng thời gian vài ngày.

Nếu trẻ có biểu hiện triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực, mệt lả người... thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử trí cấp cứu điều trị kịp thời, mọi sự chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong do phù phổi cấp.

Phụ huynh cần theo dõi trạng thái sau khi trẻ đi bơi lội về trong khoảng thời gian vài ngày. Ảnh minh họa

Phụ huynh cần theo dõi trạng thái sau khi trẻ đi bơi lội về trong khoảng thời gian vài ngày. Ảnh minh họa

Cần lưu ý về yếu tố thời gian xử trí can thiệp sau khi được phát hiện vì khi phù phổi cấp đã xảy ra thì nguy cơ tử vong là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị đuối nước cạn chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1 - 2% trong các trường hợp đuối nước nhưng phụ huynh và người lớn không nên chủ quan, lơ là mà phải theo dõi, giám sát chặt chẽ khi trẻ bơi lội hoặc tập bơi lội.

Cho trẻ học bơi lội đúng phương pháp để rèn luyện kỹ năng phản ứng tốt trong môi trường nước như: nhắm mắt bơi lội khi không có kính bảo vệ hoặc khi ở dưới nước, biết cách thổi nước ra và biết giới hạn về sức lực của mình, không được hoảng loạn khi bị sặc nước...

Ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối, bạn cần biết kỹ thuật "Bơi tự cứu" hay "Bơi sống sót" với việc thực hiện 4 bước sau đây:

Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.

BS Trần Thủy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/duoi-nuoc-can-nguy-hiem-the-nao-169240617155502379.htm