Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

Sau hơn 2 tháng được cải tạo, đưa vào sử dụng, đến nay, tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội dọc theo sông Tô Lịch lâm cảnh 'ảm đạm', nhiều đoạn đường ngập rác thải, một số nút ra, vào bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh, điểm đỗ ô tô...

Trước đó, ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).

Trước đó, ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).

Ngày 13/5, theo ghi nhận, sau hơn 2 tháng thí điểm, tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội rơi vào tình cảnh ảm đạm, vắng bóng người sử dụng.

Ngày 13/5, theo ghi nhận, sau hơn 2 tháng thí điểm, tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội rơi vào tình cảnh ảm đạm, vắng bóng người sử dụng.

Với mong muốn tạo không gian, thúc đẩy thói quen đi xe đạp, góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu vực, vậy nhưng dự án đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Tình trạng xe ô tô, xe ba gác, xe máy đỗ tràn lan, chắn hết các điểm ra, vào thường xuyên diễn ra.

Với mong muốn tạo không gian, thúc đẩy thói quen đi xe đạp, góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu vực, vậy nhưng dự án đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Tình trạng xe ô tô, xe ba gác, xe máy đỗ tràn lan, chắn hết các điểm ra, vào thường xuyên diễn ra.

Do tuyến đường đi qua nhiều nút giao thông nên bắt buộc tại các nút giao phải có rào chắn để ngăn xe máy. Điều này vô hình trung cũng gây bất tiện cho người đi xe đạp vì để đi hết đoạn đường hơn 2 km, sẽ phải dừng và nâng xe qua 10 lần. Đó là chưa kể phải né các vật cản khác như phương tiện hay hàng quán lấn chiếm tại các nút ra vào.

Do tuyến đường đi qua nhiều nút giao thông nên bắt buộc tại các nút giao phải có rào chắn để ngăn xe máy. Điều này vô hình trung cũng gây bất tiện cho người đi xe đạp vì để đi hết đoạn đường hơn 2 km, sẽ phải dừng và nâng xe qua 10 lần. Đó là chưa kể phải né các vật cản khác như phương tiện hay hàng quán lấn chiếm tại các nút ra vào.

Một vài đoạn trên tuyến đường trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, rác thải cồng kềnh... gây mất mỹ quan.

Một vài đoạn trên tuyến đường trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, rác thải cồng kềnh... gây mất mỹ quan.

Trái ngược với tuyến đường Láng nằm song song, làn đường dành cho xe đạp vắng lặng trong giờ cao điểm chiều.

Trái ngược với tuyến đường Láng nằm song song, làn đường dành cho xe đạp vắng lặng trong giờ cao điểm chiều.

Tuyến đường rộng 3 m với 2 chiều đường, nằm ven sông Tô Lịch. Nhiều khoảng đất trống ven đường trở thành nơi tập kết rác.

Tuyến đường rộng 3 m với 2 chiều đường, nằm ven sông Tô Lịch. Nhiều khoảng đất trống ven đường trở thành nơi tập kết rác.

Một điểm ra vào ngang nhiên bị lấn chiếm, biến thành nơi kinh doanh.

Một điểm ra vào ngang nhiên bị lấn chiếm, biến thành nơi kinh doanh.

"Đường xây đã lâu, nhưng tôi thấy cũng ít người đi, chủ yếu là người đi bộ và học sinh di chuyển vào giờ cao điểm. Chắc do gần sông, chưa kể nhiều đoạn ngập rác thải vì vậy mùi hơi khó chịu, nhiều người không thích", anh Bùi Việt Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

"Đường xây đã lâu, nhưng tôi thấy cũng ít người đi, chủ yếu là người đi bộ và học sinh di chuyển vào giờ cao điểm. Chắc do gần sông, chưa kể nhiều đoạn ngập rác thải vì vậy mùi hơi khó chịu, nhiều người không thích", anh Bùi Việt Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Theo các chuyên gia, xe đạp hiện vẫn chủ yếu được sử dụng cho mục đích rèn luyện sức khỏe. Vì vậy để thu hút người sử dụng, cơ chế quản lý và vị trí xây dựng những làn đường dành riêng cho xe đạp cần phải tính toán thêm yếu tố này.

Theo các chuyên gia, xe đạp hiện vẫn chủ yếu được sử dụng cho mục đích rèn luyện sức khỏe. Vì vậy để thu hút người sử dụng, cơ chế quản lý và vị trí xây dựng những làn đường dành riêng cho xe đạp cần phải tính toán thêm yếu tố này.

Video đường dành cho xe đạp ở Hà Nội bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải:

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải.

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/duong-danh-cho-xe-dap-o-ha-noi-am-dam-bi-lan-chiem-lam-noi-do-xe-do-rac-thai-172240513175421317.htm