F-35 'thêm móng vuốt' khi tích hợp tên lửa tàng hình JSM

Chiến đấu cơ F-35A sẽ được trang bị tên lửa tàng hình JSM để tấn công mục tiêu tầm xa, đặc biệt là mục tiêu trong lĩnh vực hàng hải.

Không quân Mỹ quyết định mua tên lửa tấn công chung (JSM) của Na Uy để trang bị cho những chiến đấu cơ F-35A để làm vũ khí tấn công tầm xa cho đến khi các máy bay này nhận được tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C (LRASM) có tầm bắn xa hơn.

Tên lửa JSM có thể tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển, có thể đặt vừa bên trong khoang vũ khí của tiêm kích F-35A.

Lầu Năm Góc cho biết đã trao hợp đồng sản xuất Lô 1 tên lửa JSM cho hãng Kongsberg Defense của Na Uy vào hôm 3/6.

“Hợp đồng này ngoài việc cung cấp tên lửa còn cung cấp thiết bị thử nghiệm do hãng Kongsberg, Na Uy sản xuất và dự kiến sẽ hoàn thiện vào ngày 31/8/226", Lầu Năm Góc cho biết.

Hiện chưa rõ không quân Mỹ sẽ nhận được bao nhiêu quả tên lửa trong lô đầu tiên này dù trước đó họ cho biết sẽ mua 48 quả ở Lô 1 trong tổng số 268 quả JSM sẽ được đặt mua.

JSM là biến thể cải tiến từ tên lửa đối hải NSM nhưng sẽ phóng từ trên không.

JSM do hãng Kongsberg hợp tác phát triển với nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon, có tầm bắn tối đa được công bố là khoảng 550km.

Tên lửa JSM có đầu đạn nặng 120kg, sử dụng hệ thống dẫn đường GPS, INS hoặc bản đồ địa hình để điều hướng đường đến mục tiêu được chỉ định.

Thành phần lập bản đồ địa hình của bộ dẫn hướng là phương pháp dự phòng trong trường hợp GPS bị gây nhiễu.

Tên lửa JSM có đặc tính bay linh hoạt cùng tính năng tàng hình, ngoài ra chúng còn trang bị hệ thống tìm mục tiêu bằng hồng ngoại, từ đó cho phép tấn công chính xác mục tiêu.

Tên lửa JSM có đặc tính bay linh hoạt cùng tính năng tàng hình, ngoài ra chúng còn trang bị hệ thống tìm mục tiêu bằng hồng ngoại, từ đó cho phép tấn công chính xác mục tiêu.

Ngoài ra JSM còn được trang bị hệ thống tìm kiếm mục tiêu thụ động, điều này cũng giúp tên lửa miễn nhiễm với việc gây nhiễu và phát hiện tần số vô tuyến.

Liên kết dữ liệu hai chiều giúp tên lửa JSM có thể nhận được thông tin nhắm mục tiêu bổ sung trong ngay cả khi đang bay tới mục tiêu.

Liên kết dữ liệu hai chiều giúp tên lửa JSM có thể nhận được thông tin nhắm mục tiêu bổ sung trong ngay cả khi đang bay tới mục tiêu.

Tên lửa JSM có kích thước vừa vặn với khoang vũ khí bên trong của cả phiên bản F-35A của không quân lẫn F-35C hoạt động trên tàu sân bay của hải quân.

Tên lửa JSM có kích thước vừa vặn với khoang vũ khí bên trong của cả phiên bản F-35A của không quân lẫn F-35C hoạt động trên tàu sân bay của hải quân.

Tuy nhiên khoang bên trong trên những chiếc F-35B của Thủy quân lục chiến nhỏ hơn nên không thể chứa tên lửa JSM. Tên lửa lúc này chỉ có thể đeo bên ngoài, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tính năng tàng hình.

Tuy nhiên khoang bên trong trên những chiếc F-35B của Thủy quân lục chiến nhỏ hơn nên không thể chứa tên lửa JSM. Tên lửa lúc này chỉ có thể đeo bên ngoài, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tính năng tàng hình.

Hãng Kongsberg cũng đã tiến hành các cuộc kiểm tra độ phù hợp nhằm chứng minh khả năng tương tích của F-16 Viper, F/A-18E/F Super Hornet và F-15E Strike Eagle.

Hãng Kongsberg cũng đã tiến hành các cuộc kiểm tra độ phù hợp nhằm chứng minh khả năng tương tích của F-16 Viper, F/A-18E/F Super Hornet và F-15E Strike Eagle.

Nhật Bản, Phần Lan và Na Uy cũng đã công bố kế hoạch trang bị những tên lửa này cho F-35A của họ.

Nhật Bản, Phần Lan và Na Uy cũng đã công bố kế hoạch trang bị những tên lửa này cho F-35A của họ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/f-35-them-mong-vuot-khi-tich-hop-ten-lua-tang-hinh-jsm-post578447.antd