Gập ghềnh đường đến bản Mông

Xã Trung Lý (Mường Lát) có 15 bản, trong đó có 11 bản là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Hầu hết đường sá đi vào các bản của người Mông còn gặp nhiều khó khăn, có những bản cách xa trung tâm xã như Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng, Pá Búa...

Con đường nhỏ từ Quốc lộ 16 thuộc xã Mường Lý xuống bến đò qua sông Mã để đi vào bản Pá Búa - bản với 100% đồng bào Mông sinh sống, xã Trung Lý.

Bà con bản Pá Búa hay cán bộ, khách muốn vào bản thì đi đò công suất nhỏ qua sông Mã là một trong những lựa chọn ngắn nhất để vào bản.

Ngoài đoạn đường ngắn được đổ bê tông ở khu chính vào Pá Búa...

... thì hầu hết con đường dẫn vào khu dân cư ở Pá Búa đều là đường đất lởm chởm, xói mòn.

Giao thông khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến đời sống người dân, kinh tế - xã hội ở Pá Búa chưa thể phát triển.

Ngoài lựa chọn đi đò qua sông, thì còn con đường từ Pá Búa qua bản Suối Hộc, Nà Ón (cũ) về trung tâm xã Trung Lý là con đường đất, đá khúc khuỷu.

Ngoài lựa chọn đi đò qua sông, thì còn con đường từ Pá Búa qua bản Suối Hộc, Nà Ón (cũ) về trung tâm xã Trung Lý là con đường đất, đá khúc khuỷu.

Phải là những tay lái kinh nghiệm, quen đường mới “chinh phục” được những đoạn đường khó.

Đoạn đường nối Pá Búa, Suối Hộc, Nà Ón (cũ) còn nhiều gian nan.

Đây cũng là con đường đến trường của các em học sinh bản Mông ở các bản ra trung tâm xã Trung Lý để học bậc THCS hoặc lên trung tâm huyện để học THPT.

Hiện nay, đoạn đường từ bản Nà Ón (cũ) đi Suối Hộc, Pá Búa,... đến Cò Cài, xã Trung Lý đang được triển khai thi công.

Do địa hình, thời tiết nên đơn vị thi công gặp không ít khó khăn.

Con đường từ bản Nà Ón (cũ) đi Suối Hộc, Pá Búa... hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi, kéo gần khoảng cách đi lại, giao thương, học tập của bà con, học sinh đồng bào Mông với trung tâm xã Trung Lý.

Ngọc Huấn

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/gap-ghenh-duong-den-ban-mong-217521.htm