Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 1): Chọn 'hạt giống đỏ'

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số 'vừa hồng, vừa chuyên' góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, từ đó đưa các chương trình, dự án, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Gùi chữ lên Tà Cóm

Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa mưa xối xả. Vậy nhưng, mọi điểm trường ở các bản, làng xa xôi vẫn rộn ràng 'bài ca trên non'.

Đảm bảo an ninh tôn giáo vùng đồng bào dân tộc Mông

Quán triệt nghiêm túc các quy định, văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và các cơ quan chức năng về công tác tôn giáo và công tác tuyên truyền, đấu tranh xóa bỏ tà đạo, thời gian qua các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn biên giới đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho các tín đồ tôn giáo chấp hành đúng các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Trường vùng biên ở Thanh Hóa chuẩn bị đón năm học mới

Chuẩn bị năm học mới, nhiều huyện vùng khó ở tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, hiện đại.

Những con đường mang theo sự no ấm

Là huyện vùng biên có địa hình, địa bàn chia cắt còn nhiều khó khăn, việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa các xã, bản có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, giao thương mà còn là tiền đề để người dân huyện Mường Lát kỳ vọng về một tương lai no ấm!

Ước mong cây cầu vượt sông Mã

Để đến một số bản của xã Trung Lý (Mường Lát), như: Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng, Lìn, Pa Búa... người dân thường sang sông bằng những con đò thiếu an toàn, không phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Gập ghềnh đường đến bản Mông

Xã Trung Lý (Mường Lát) có 15 bản, trong đó có 11 bản là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Hầu hết đường sá đi vào các bản của người Mông còn gặp nhiều khó khăn, có những bản cách xa trung tâm xã như Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng, Pá Búa...

Những người 'gieo chữ' nơi cổng xứ Thanh - Bài 3: Tình yêu 'nảy mầm' trên đá!

Có một điểm chung dễ nhận thấy, phần nhiều các thầy cô giáo 'bám bản' ở những nơi khó khăn, xa xôi của huyện vùng biên Mường Lát là những thầy cô giáo trẻ. Trong hành trình 'gieo chữ' đầy gian nan ấy, từ tình yêu và trách nhiệm với nghề, đã có những thầy cô đến với nhau bằng tình yêu đôi lứa!

Gieo 'mầm xuân' trên đá

Cùng nhau lao động, thầy Phạm Văn Mùi và cô Vũ Thị Loan đang miệt mài 'gieo chữ' và trao yêu thương chốn cao sơn. Những việc làm của họ thầm lặng, vô hình góp phần mang nắng ấm về cho vùng đất khó...

Chọn niềm vui, nuôi ước mơ nơi bản nghèo

Ngoài kia, thế giới bao la, rộng lớn, còn thế giới của cô giáo trẻ Lữ Hồng Nhung, sinh năm 1994 chỉ gói gọn ở bản nghèo sâu hút, biệt lập nơi cổng trời Trung Lý; gói gọn trong nụ cười của những đứa trẻ người Mông hồn nhiên. Ấy vậy mà thế giới ấy vẫn mênh mông lắm, vì đi mãi, đi mãi mà chẳng hết yêu thương.

Học sinh vùng cao háo hức trở lại trường sau tết

Ngày 19/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng) học sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu quay trở lại học tập sau kỳ nghỉ tết. Để các em sớm bắt nhịp với việc học sau kỳ nghỉ, nhiều trường học ở vùng cao đã tổ chức các hoạt động vui nhộn và ý nghĩa.

Đồn Biên phòng Trung Lý đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo ở khu vực biên giới

Với phương châm '4 cùng' (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) và '4 bám' (bám chính quyền, bám đường lối chính sách, bám dân, bám địa bàn), cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Trung Lý (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa) đã cử cán bộ, chiến sĩ đến các thôn, bản để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, tăng cường mối đoàn kết quân dân.

Đảm bảo an ninh tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Mông huyện Mường Lát

Sáng sớm, Quốc lộ 15C phủ một màu trắng của sương mù. Dưới cái lạnh tê tái, rét mướt của miền biên giới, từ Đồn Biên phòng (ĐBP) Trung Lý (Mường Lát) chúng tôi về bản Khằm 1, xã Trung Lý. Thiếu tá Cao Văn Lượng, Đội Trưởng Đội Trinh sát (ĐBP Trung Lý) và đồng chí Lương Văn Dương, cán bộ văn phòng UBND xã Trung Lý đưa chúng tôi đến thăm, làm việc và dự buổi sinh hoạt tôn giáo thường niên của điểm nhóm Tin lành Khằm 1 thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).

Hành trình đi tìm con chữ của những đứa trẻ trong sương

Bản Tà Cóm nằm dọc sông Mã, được bao bọc bởi Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và lòng hồ thủy điện Trung Sơn, gần như biệt lập với bên ngoài. Thế nhưng, ở đấy có những bước chân vẫn ngày ngày tới trường mang theo nhiều ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng hơn.

Cô giáo người Mường và hành trình mang 'bữa cơm có thịt' đến với trẻ em miền biên viễn

Suốt 5 năm qua, cô Phạm Thanh Huyền đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu và kết nối với các mạnh thường quân với những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Trong hành trình đó, cô đã bén duyên với các em nhỏ Mường Lát và kết nối với nhiều tổ chức, thực hiện dự án 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát', giúp em nhỏ có các bữa ăn chất lượng tại trường học.

Nữ giáo viên mang bữa cơm có thịt đến với trò nghèo vùng cao

Suốt 5 năm qua, nữ giáo viên Phạm Thanh Huyền không quản khó nhọc, kết nối mạnh thường quân mang bữa cơm có thịt đến với trẻ em huyện biên giới Thanh Hóa.