Gia Cát Lượng cả đời tận trung, vì sao Lưu Thiện không xây miếu thờ?

Gia Cát Lượng cả đời tận trung phò tá 2 cha con Lưu Bị và Lưu Thiện, giúp nhà Thục Hán vững mạnh. Thế nhưng, sau khi Khổng Minh qua đời, Lưu Thiện không xây miếu thờ cho ông. Vì sao lại vậy?

 Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là công thần khai quốc, Thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông nổi tiếng là người thông minh, đa tài, liệu sự như thần. Sau khi đi theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng dốc sức phò tá quân chủ gây dựng nên nhà Thục Hán.

Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là công thần khai quốc, Thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông nổi tiếng là người thông minh, đa tài, liệu sự như thần. Sau khi đi theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng dốc sức phò tá quân chủ gây dựng nên nhà Thục Hán.

Trước khi qua đời vào năm 223, Lưu Bị trăn trối, gửi gắm con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh: "Nếu Lưu Thiện vô năng, không thể giữ vững sự nghiệp phục hưng Đại Hán, ngươi có thể làm hoàng đế thay hắn".

Trước khi qua đời vào năm 223, Lưu Bị trăn trối, gửi gắm con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh: "Nếu Lưu Thiện vô năng, không thể giữ vững sự nghiệp phục hưng Đại Hán, ngươi có thể làm hoàng đế thay hắn".

Là người hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng tận trung phò tá Lưu Thiện. Nhờ vậy, con trai Lưu Bị thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế và trở thành vị vua thứ hai của nhà Thục Hán.

Là người hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng tận trung phò tá Lưu Thiện. Nhờ vậy, con trai Lưu Bị thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế và trở thành vị vua thứ hai của nhà Thục Hán.

Trong những năm tiếp theo, Gia Cát Lượng một lòng một dạ, tận tâm tận lực phò tá Lưu Thiện ổn định tình hình đất nước, thực hiện các cuộc Bắc phạt nhằm hoàn thành đại nghiệp phục hưng Hán thất dang dở từ thời Lưu Bị.

Trong những năm tiếp theo, Gia Cát Lượng một lòng một dạ, tận tâm tận lực phò tá Lưu Thiện ổn định tình hình đất nước, thực hiện các cuộc Bắc phạt nhằm hoàn thành đại nghiệp phục hưng Hán thất dang dở từ thời Lưu Bị.

Tuy nhiên, đến năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh rồi qua đời ở gò Ngũ Trượng. Đến tận lúc lâm chung, ông vẫn canh cánh trong lòng vì vẫn chưa thể giúp quân chủ nhà Thục Hán phục hưng Hán thất, thống nhất thiên hạ.

Tuy nhiên, đến năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh rồi qua đời ở gò Ngũ Trượng. Đến tận lúc lâm chung, ông vẫn canh cánh trong lòng vì vẫn chưa thể giúp quân chủ nhà Thục Hán phục hưng Hán thất, thống nhất thiên hạ.

Sự ra đi của Gia Cát Lượng là mất mát to lớn đối với Lưu Thiện cũng như nhà Thục Hán. Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhớ công lao của Khổng Minh, hoàng đế Lưu Thiện xuống chiếu truy tặng Khổng Minh ấn thụ Vũ Hương hầu và đặt tên Thụy là Trung Vũ hầu.

Sự ra đi của Gia Cát Lượng là mất mát to lớn đối với Lưu Thiện cũng như nhà Thục Hán. Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhớ công lao của Khổng Minh, hoàng đế Lưu Thiện xuống chiếu truy tặng Khổng Minh ấn thụ Vũ Hương hầu và đặt tên Thụy là Trung Vũ hầu.

Tuy nhiên, nhiều người không khỏi bất ngờ và cảm thấy khó hiểu khi Lưu Thiện không cho dân chúng xây miếu thờ Gia Cát Lượng. Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Thiện làm như vậy là vì để tuân thủ đúng quy định của nhà Thục.

Tuy nhiên, nhiều người không khỏi bất ngờ và cảm thấy khó hiểu khi Lưu Thiện không cho dân chúng xây miếu thờ Gia Cát Lượng. Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Thiện làm như vậy là vì để tuân thủ đúng quy định của nhà Thục.

Vào thời đó, chỉ có hoàng đế và các chư hầu vương mới được lập miếu thờ sau khi qua đời. Trong khi đó, văn võ bá quan trong triều dù có công lao lớn tới đâu cũng không được phép lập miếu thờ. Lưu Thiện kính trọng và quý mến Gia Cát Lượng nhưng không thể làm trái quy định, luật lệ của triều đình.

Vào thời đó, chỉ có hoàng đế và các chư hầu vương mới được lập miếu thờ sau khi qua đời. Trong khi đó, văn võ bá quan trong triều dù có công lao lớn tới đâu cũng không được phép lập miếu thờ. Lưu Thiện kính trọng và quý mến Gia Cát Lượng nhưng không thể làm trái quy định, luật lệ của triều đình.

Dù Gia Cát Lượng không được xây miếu thờ nhưng dân chúng nhà Thục đều ghi nhớ và hàng năm tổ chức cúng tế để tưởng nhớ vị Thừa tướng lỗi lạc, cả đời lo nghĩ cho nước, cho dân.

Dù Gia Cát Lượng không được xây miếu thờ nhưng dân chúng nhà Thục đều ghi nhớ và hàng năm tổ chức cúng tế để tưởng nhớ vị Thừa tướng lỗi lạc, cả đời lo nghĩ cho nước, cho dân.

Sau thời Tam Quốc, vào năm 304, miếu thờ Gia Cát Lượng được xây dựng ở Thành Đô. Ông trở thành vị quan duy nhất thời Tam Quốc được thờ tại Đế vương miếu. Đây là công trình do nhà Minh và nhà Thanh xây dựng nhằm thờ cúng 41 vị công thần tài năng xuất chúng, tận trung nhất trong các triều đại.

Sau thời Tam Quốc, vào năm 304, miếu thờ Gia Cát Lượng được xây dựng ở Thành Đô. Ông trở thành vị quan duy nhất thời Tam Quốc được thờ tại Đế vương miếu. Đây là công trình do nhà Minh và nhà Thanh xây dựng nhằm thờ cúng 41 vị công thần tài năng xuất chúng, tận trung nhất trong các triều đại.

Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/gia-cat-luong-ca-doi-tan-trung-vi-sao-luu-thien-khong-xay-mieu-tho-1899308.html