Gia Cát Lượng vừa qua đời, Lưu Thiện đã lập tức ban 1 mật lệnh
Mật lệnh này của Lưu Thiện cho thấy ông thực sự không hề ngốc nghếch như hậu thế vẫn nghĩ.
Thời Tam quốc, cả cuộc đời Gia Cát Lượng đều cúc cung tận tụy, cống hiến hết mình cho sự phát triển của nhà Thục Hán, đến chết mới thôi.
Gia Cát Lượng trong đánh giá của các bậc quân vương sau này đều luôn là hình tượng vô cùng chính trực. Đối với Lưu Thiện, chính sử cũng đã dành cho ông những đánh giá rất cao.
Thục Hán những năm về sau thực lực đã không còn được như trước, không còn tướng tài để trọng dụng, chỉ có thể lặng lẽ cai trị một góc. Vậy nhưng Lưu Thiện trị vì quốc gia 41 năm, có thể cai trị quốc gia yên ổn, duy trì nhà Thục Hán đến khi quốc gia bị sụp đổ, cuối cùng cũng có được kết thúc có hậu cho mình.
Dù rằng về sau vì một câu "vui đến quên nước Thục" mà bị người đời cười nhạo đến tận bây giờ, nhưng xét trong tình thế khi đó, đó chẳng phải là lựa chọn tốt nhất hay sao?
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã lo liệu việc này một cách rất thông minh, khi ấy trong số các đại thần trong triều có một bộ phận quan viên đề nghị xử phạt Gia Cát Lượng, trong đó có đại thần Lí Mạc. Người này đã ngay lập tức bị Lưu Thiện đem đi hành hình, cũng coi như hạ màn kết thúc việc này.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng và Lưu Thiện trên phim.
Trong cuộc đời Lưu Thiện, ông vẫn luôn bảo vệ, giữ gìn quan điểm, tư tưởng của Gia Cát Lượng, duy trì tình hình trong nước một cách ổn định, vững chắc.
Ngay sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện thậm chí đã nhanh chóng hạ mật lệnh: Không được phát tang.
Mục đích của việc này chính là để ổn định thế cục, đồng thời không để cho kẻ thù biết được tin này mà tranh thủ thời cơ tốt để tấn công Thục Hán. Việc làm này của Lưu Thiện thêm một lần nữa chứng minh ông thực tế không phải là người ngu xuẩn vô năng, thậm chí có đôi khi Lưu Thiện còn có tầm nhìn xa hơn cả Gia Cát Lượng.
Ví dụ như về thái độ trong chuyện Bắc phạt, Gia Cát Lượng luôn kiên trì Bắc Phạt, lục xuất Kỳ Sơn vẫn quyết không lùi bước, nhưng ngược lại A Đẩu (tức Lưu Thiện) lại không thích việc Bắc phạt, chỉ là ông không dám đứng ra trắng trợn phản đối việc Bắc phạt mà thôi.
Thực tế, cách nhìn của A Đẩu là đúng. Đạo lí này xét bối cảnh lúc bấy giờ rất đơn giản và dễ hiểu, vì "đường vào đất Thục khó, khó hơn lên trời xanh", vùng Tứ Xuyên có địa thế thiên về phòng ngự, anh có địa thế phòng ngự mà anh lại chẳng dùng, cứ một mực mang binh đi tấn công nhà Ngụy làm tổn thất tài lực quốc gia, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho nhà Thục suy vong.
Hơn nữa, là vua của một đất nước suy vong, cho dù vua của đối phương có khoan dung đại lượng tha chết không giết, thì phần lớn cũng đều u uất đau buồn mà chết.
Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.
Lưu Thiện vui quên nước Thục, đây thực ra không chỉ là cách để ông bảo toàn tính mạng của mình mà còn đảm bảo được cho ông không phải bận tâm lo lắng đến chuyện ăn ở của mình, từ việc này có thể thấy EQ của A Đẩu cao chứ không hề tầm thường.
Nếu không thì còn có thể làm thế nào? Trong tình thế của một kẻ thua cuộc, chỉ khi khiến đối phương cảm thấy bản thân mình không mang lại bất cứ uy hiếp nào cho đối thủ, thì mới có thể bảo đảm được an toàn cho bản thân.