Giá lợn giảm đến 2.000 đồng/kg, thị trường lặng sóng
Sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi hôm nay (25/2) dao động trong khoảng 48.000-53.000 đồng/kg. Nhiều dự báo cho thấy giá lợn hơi khó phục hồi ngay tong thời gian tới.
Tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm nhẹ tại nhiều nơi. Tại Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình được điều chỉnh giảm nhẹ một giá xuống cùng mức 49.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Hưng Yên đang có giá lợn hơi ngang với Tuyên Quang là 50.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng đồng loạt đi ngang. Tại Nghệ An, giá lợn hơi là 48.000 đồng/kg-thấp nhất khu vực. Còn và 53.000 đồng/kg là giá lợn hơi tại Lâm Đồng-cao nhất khu vực. Các tỉnh còn lại có giá lợn hơi ổn định trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Ở khu vực phía Nam, giá lợn hơi giảm rải rác ở một vài tỉnh, thành. Các tỉnh Long An, Cần Thơ và Kiên Giang đang có giá lợi hơi là 51.000 đồng/kg, giảm nhẹ một giá. Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, mức giá lợn hơi ở Đồng Nai đang là 50.000 đồng/kg, cùng với tỉnh Tây Ninh.
Có thể thấy, việc giá lợn hơi liên tục đi xuống và hiện có tỉnh, thành đang thu mua ở mức dưới 50.000 đồng/kg cho thấy thị trường này rất khó hồi phục trong năm nay. Nhất là khi mà giá nguyên liệu đầu vào vẫn cao do ảnh hưởng từ khủng hoảng địa chính trị giữa Nga và Ucraina.
Đặc biệt, do nền kinh tế ở trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn nên người tiêu dùng hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi thành phần nguyên liệu trong bữa cơm gia đình bằng các loại thịt khác có giá phù hợp hơn thay vì chỉ tập trung vào thịt lợn như trước. Lượng cầu giảm cũng khó khiến giá thịt lợn tăng.
Theo dự báo, chăn nuôi lợn trong năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó chí ít là đến hết quý I. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khó khăn này khả năng kéo dài đến hết quý III là rất cao. Nguyên nhân là ít nhất đến đầu quý II, nền kinh tế mới phục hồi dần và tăng tốc trở lại từ quý III. Khi đó, hoạt động của các doanh nghiệp đi vào ổn định, việc làm và thu nhập của người lao động mới được cải thiện trở lại giúp sức tiêu thụ tăng lên, từ đó thúc đẩy giá lợn hơi đi lên.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã có vaccine dịch tả lợn châu Phi nên rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi cũng giảm đi. Đi liền với đó là nhiều dự báo cho thấy giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thế giới đang có xu hướng giảm nhưng do giá thức ăn trong nước có độ trễ hơn giá nguyên liệu nên phải đến đầu quý II, giá thức ăn chăn nuôi trong nước mới có khả năng giảm dần so với hiện tại. Lúc đó, người dân nuôi mới với bớt được phần nào khó khăn.