Giá năng lượng sụt giảm mạnh vẫn không thể hủy hoại nền kinh tế Nga

Nền kinh tế Nga cho thấy vẫn đủ khả năng đứng vững trước biến động của giá năng lượng trên thị trường quốc tế.

Việc các nước phương Tây cố gắng hủy hoại nền kinh tế Nga đã dẫn đến những hậu quả khó lường, kết luận này được chia sẻ bởi các nhà phân tích kinh tế đến từ ấn phẩm Baijiahao của Trung Quốc.

Việc các nước phương Tây cố gắng hủy hoại nền kinh tế Nga đã dẫn đến những hậu quả khó lường, kết luận này được chia sẻ bởi các nhà phân tích kinh tế đến từ ấn phẩm Baijiahao của Trung Quốc.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga - vốn được cho là sẽ làm suy giảm và cắt đứt nền kinh tế Nga với thế giới bên ngoài.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga - vốn được cho là sẽ làm suy giảm và cắt đứt nền kinh tế Nga với thế giới bên ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc đối đầu với Nga sẽ mang tới thắng lợi cho các nước phương Tây có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Nhưng theo tờ Baijiahao, kế hoạch của Mỹ có thể đã thành công nếu không xuất hiện một điều bất thường.

Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc đối đầu với Nga sẽ mang tới thắng lợi cho các nước phương Tây có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Nhưng theo tờ Baijiahao, kế hoạch của Mỹ có thể đã thành công nếu không xuất hiện một điều bất thường.

Cụ thể, các nhà quan sát của ấn bản Trung Quốc nhận định: “Phương Tây đã cố gắng tiêu diệt nền kinh tế Nga, nhưng không tính đến việc đối thủ của họ tỏ ra quá thông minh".

Cụ thể, các nhà quan sát của ấn bản Trung Quốc nhận định: “Phương Tây đã cố gắng tiêu diệt nền kinh tế Nga, nhưng không tính đến việc đối thủ của họ tỏ ra quá thông minh".

Các chiến lược gia phương Tây tin rằng việc đánh bại Nga là khá đơn giản, chỉ cần cắt nước này khỏi những hệ thống tài chính quốc tế, tước quyền tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao của phương Tây và đánh vào xuất khẩu năng lượng của Nga.

Các chiến lược gia phương Tây tin rằng việc đánh bại Nga là khá đơn giản, chỉ cần cắt nước này khỏi những hệ thống tài chính quốc tế, tước quyền tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao của phương Tây và đánh vào xuất khẩu năng lượng của Nga.

Tất cả những biện pháp trên đã được triển khai. Ban đầu phương Tây rất tự tin cho rằng nếu Liên bang Nga buộc phải cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt và dầu ở nước ngoài, nền kinh tế của nước này sẽ sụp đổ trong vòng vài tháng.

Tất cả những biện pháp trên đã được triển khai. Ban đầu phương Tây rất tự tin cho rằng nếu Liên bang Nga buộc phải cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt và dầu ở nước ngoài, nền kinh tế của nước này sẽ sụp đổ trong vòng vài tháng.

Nhưng cuối cùng mọi thứ lại diễn ra hoàn toàn ngược lại, thay vì Nga, nền kinh tế Mỹ cùng với châu Âu mới là đối tượng hứng chịu những tác động nặng nề.

Nhưng cuối cùng mọi thứ lại diễn ra hoàn toàn ngược lại, thay vì Nga, nền kinh tế Mỹ cùng với châu Âu mới là đối tượng hứng chịu những tác động nặng nề.

Lúc đầu Mỹ đã đạt được một số thành công trong việc hiện thực hóa ý tưởng của mình. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây thực sự đã khiến nguồn cung năng lượng của Nga, chủ yếu cho các nước châu Âu giảm mạnh.

Lúc đầu Mỹ đã đạt được một số thành công trong việc hiện thực hóa ý tưởng của mình. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây thực sự đã khiến nguồn cung năng lượng của Nga, chủ yếu cho các nước châu Âu giảm mạnh.

Tuy nhiên trước bối cảnh trên, một điều gì đó đã xảy ra mà Washington không thể lường trước được. Sự sụt giảm xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã khiến giá thành của chúng tăng mạnh và gây ra những vấn đề lớn ở các nước phương Tây.

Tuy nhiên trước bối cảnh trên, một điều gì đó đã xảy ra mà Washington không thể lường trước được. Sự sụt giảm xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã khiến giá thành của chúng tăng mạnh và gây ra những vấn đề lớn ở các nước phương Tây.

Đặc biệt, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng trên diện rộng, đe dọa phá hủy nền kinh tế của họ một cách chậm rãi nhưng chắc chắn.

Đặc biệt, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng trên diện rộng, đe dọa phá hủy nền kinh tế của họ một cách chậm rãi nhưng chắc chắn.

Liên bang Nga mặc dù bắt đầu cung cấp ít nhiên liệu hơn cho châu Âu, nhưng do giá dầu và khí đôt tăng cao nên không những bù lại lợi nhuận bị mất mà còn tăng thêm.

Liên bang Nga mặc dù bắt đầu cung cấp ít nhiên liệu hơn cho châu Âu, nhưng do giá dầu và khí đôt tăng cao nên không những bù lại lợi nhuận bị mất mà còn tăng thêm.

“Nhưng Điện Kremlin cũng hiểu rằng sớm hay muộn giá năng lượng cũng giảm và châu Âu sẽ không còn mua nhiều dầu và khí đốt của họ như trước nữa”, các nhà phân tích của tờ Baijiahao lưu ý.

“Nhưng Điện Kremlin cũng hiểu rằng sớm hay muộn giá năng lượng cũng giảm và châu Âu sẽ không còn mua nhiều dầu và khí đốt của họ như trước nữa”, các nhà phân tích của tờ Baijiahao lưu ý.

Tại Trung Quốc, người ta nói rằng giá năng lượng bắt đầu giảm dần, nhưng đây không phải là một cú đánh mạnh vào nền kinh tế Liên bang Nga.

Tại Trung Quốc, người ta nói rằng giá năng lượng bắt đầu giảm dần, nhưng đây không phải là một cú đánh mạnh vào nền kinh tế Liên bang Nga.

Thực tế là Điện Kremlin đã thấy trước sự phát triển của các sự kiện như vậy và bắt đầu định hướng lại dòng năng lượng xuất khẩu của họ từ Tây sang Đông trong khoảng thời gian vừa qua.

Thực tế là Điện Kremlin đã thấy trước sự phát triển của các sự kiện như vậy và bắt đầu định hướng lại dòng năng lượng xuất khẩu của họ từ Tây sang Đông trong khoảng thời gian vừa qua.

Như vậy, ngay cả khi châu Âu từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ, khí đốt và than đá của Liên bang Nga, thì những nguồn tài nguyên này vẫn sẽ tìm được người mua, thay vì châu Âu thì đó là khách hàng châu Á.

Như vậy, ngay cả khi châu Âu từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ, khí đốt và than đá của Liên bang Nga, thì những nguồn tài nguyên này vẫn sẽ tìm được người mua, thay vì châu Âu thì đó là khách hàng châu Á.

Đặc biệt, Tập đoàn Gazprom của Nga cùng với PetroChina của Trung Quốc gần đây đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác cung cấp khí đốt thông qua đường ống Power of Siberia, đây sẽ là kênh xuất khẩu được Moskva sử dụng nhằm bù đắp cho Nord Stream bị đóng cửa.

Đặc biệt, Tập đoàn Gazprom của Nga cùng với PetroChina của Trung Quốc gần đây đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác cung cấp khí đốt thông qua đường ống Power of Siberia, đây sẽ là kênh xuất khẩu được Moskva sử dụng nhằm bù đắp cho Nord Stream bị đóng cửa.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/gia-nang-luong-sut-giam-manh-van-khong-the-huy-hoai-nen-kinh-te-nga-post518038.antd