Giải mã bí ẩn vì sao 'đại bàng vàng' cánh ngược Su-47 Nga không bao giờ tham chiến

Tiêm kích cánh ngược Su-47 Berkut (Đại bàng vàng) của Nga vì sao chưa từng được sử dụng trong tác chiến là điều gây thắc mắc đối với giới quân sự.

Tiêm kích cánh ngược Su-47 của Nga là một trong những loại máy bay dễ nhận biết nhất trên thế giới, khi nó sử dụng thiết kế khác biệt hoàn toàn so với mọi chiến đấu cơ từng được chế tạo.

Tiêm kích cánh ngược Su-47 của Nga là một trong những loại máy bay dễ nhận biết nhất trên thế giới, khi nó sử dụng thiết kế khác biệt hoàn toàn so với mọi chiến đấu cơ từng được chế tạo.

Trong khi hầu hết các máy bay khác trên thế giới đều có cánh thẳng như A-10 Warthog, cánh tam giác như Dassault Rafale, hoặc cánh xuôi như mọi máy bay thương mại, thì cấu hình cánh ngược của Su-47 thực sự gây ấn tượng.

Trong khi hầu hết các máy bay khác trên thế giới đều có cánh thẳng như A-10 Warthog, cánh tam giác như Dassault Rafale, hoặc cánh xuôi như mọi máy bay thương mại, thì cấu hình cánh ngược của Su-47 thực sự gây ấn tượng.

Đức Quốc xã đã thử nghiệm một thời gian ngắn với máy bay ném bom Junkers Ju 287 có cánh ngược. Convair cũng đề xuất oanh tạc cơ siêu thanh XB-53, với cánh hướng về phía trước, tuy nhiên những chiếc máy bay này chưa bao giờ được ra đời.

Đức Quốc xã đã thử nghiệm một thời gian ngắn với máy bay ném bom Junkers Ju 287 có cánh ngược. Convair cũng đề xuất oanh tạc cơ siêu thanh XB-53, với cánh hướng về phía trước, tuy nhiên những chiếc máy bay này chưa bao giờ được ra đời.

Lý do là bởi vào thời đó, các vật liệu cần thiết để tạo ra một máy bay cánh xuôi về phía trước đủ mạnh và đủ cứng là không có sẵn.

Lý do là bởi vào thời đó, các vật liệu cần thiết để tạo ra một máy bay cánh xuôi về phía trước đủ mạnh và đủ cứng là không có sẵn.

Cánh hướng về phía trước cần phải mạnh hơn cánh xuôi truyền thống vì đặc tính xoắn lên trong quá trình bay. Theo đó, những đề xuất ban đầu đều bị hủy bỏ trong giai đoạn thiết kế.

Cánh hướng về phía trước cần phải mạnh hơn cánh xuôi truyền thống vì đặc tính xoắn lên trong quá trình bay. Theo đó, những đề xuất ban đầu đều bị hủy bỏ trong giai đoạn thiết kế.

Sau Chiến tranh thế giới II, khi khoa học vật liệu được cải thiện, các nhà thiết kế máy bay vẫn kiên trì với thử nghiệm cánh ngược. Sử dụng sợi carbon nhẹ, bền và mới được phát triển, Cessna đã thiết kế nguyên mẫu NGP, CZAW chế tạo Parrot và Saab trình làng Safari.

Sau Chiến tranh thế giới II, khi khoa học vật liệu được cải thiện, các nhà thiết kế máy bay vẫn kiên trì với thử nghiệm cánh ngược. Sử dụng sợi carbon nhẹ, bền và mới được phát triển, Cessna đã thiết kế nguyên mẫu NGP, CZAW chế tạo Parrot và Saab trình làng Safari.

Đáng chú ý hơn, Grumman đã chế tạo một máy bay phản lực thử nghiệm X-29 với đôi cánh hướng về phía trước. Chỉ có 2 chiếc X-29 xuất xưởng, nhưng nó là một máy bay rất đặc biệt, có thể duy trì khả năng kiểm soát ở góc tấn 67 độ.

Đáng chú ý hơn, Grumman đã chế tạo một máy bay phản lực thử nghiệm X-29 với đôi cánh hướng về phía trước. Chỉ có 2 chiếc X-29 xuất xưởng, nhưng nó là một máy bay rất đặc biệt, có thể duy trì khả năng kiểm soát ở góc tấn 67 độ.

Cuối cùng vào năm 1997, Nga đã giới thiệu Su-47 Berkut của mình tại Triển lãm Hàng không Paris. Giống như Grumman X-29, đôi cánh ngược của nó gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên ở các khía cạnh khác, chiếc tiêm kích lại tỏ ra rất bình thường.

Cuối cùng vào năm 1997, Nga đã giới thiệu Su-47 Berkut của mình tại Triển lãm Hàng không Paris. Giống như Grumman X-29, đôi cánh ngược của nó gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên ở các khía cạnh khác, chiếc tiêm kích lại tỏ ra rất bình thường.

Thân máy bay phía trước, bộ ổn định thẳng đứng và thiết bị hạ cánh đều được lấy trực tiếp từ Su-27. Nhờ cặp cánh mũi, Su-47 cực kỳ cơ động, nó đã chứng minh một số ưu điểm của cấu hình máy bay cánh ngược:

Thân máy bay phía trước, bộ ổn định thẳng đứng và thiết bị hạ cánh đều được lấy trực tiếp từ Su-27. Nhờ cặp cánh mũi, Su-47 cực kỳ cơ động, nó đã chứng minh một số ưu điểm của cấu hình máy bay cánh ngược:

Đó là tỷ lệ lực nâng trên lực kéo cao hơn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn cao; đặc điểm chống quay vòng; tốc độ bay tối thiểu thấp hơn; cự ly cất cánh và hạ cánh ngắn; nhanh nhẹn hơn trong các trận không chiến.

Đó là tỷ lệ lực nâng trên lực kéo cao hơn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn cao; đặc điểm chống quay vòng; tốc độ bay tối thiểu thấp hơn; cự ly cất cánh và hạ cánh ngắn; nhanh nhẹn hơn trong các trận không chiến.

Cùng với vẻ ngoài khác biệt, Su-47 có các thông số kỹ thuật cao cấp như tốc độ tối đa Mach 2,21 và tầm bay 3.400 km. Berkut có trần bay 18 km và khả năng chịu quá tải 9G, với tốc độ leo cao 14 km/phút.

Cùng với vẻ ngoài khác biệt, Su-47 có các thông số kỹ thuật cao cấp như tốc độ tối đa Mach 2,21 và tầm bay 3.400 km. Berkut có trần bay 18 km và khả năng chịu quá tải 9G, với tốc độ leo cao 14 km/phút.

Tuy vậy chỉ có duy nhất một chiếc Su-47 từng được chế tạo và nó chưa bao giờ được trang bị vũ khí, đây là nguyên nhân giải thích vì sao Berkut không được sử dụng trong hoạt động thực chiến.

Tuy vậy chỉ có duy nhất một chiếc Su-47 từng được chế tạo và nó chưa bao giờ được trang bị vũ khí, đây là nguyên nhân giải thích vì sao Berkut không được sử dụng trong hoạt động thực chiến.

Chiếc máy bay này đã gây ấn tượng khi trình diễn các động tác nhào lộn nhờ hình dạng cánh đặc biệt và cho thấy sự nhanh nhẹn đáng nể của nó. Những thành tựu từ chương trình Su-47 đã được áp dụng cho quá trình phát triển tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35, cũng như Su-57 thế hệ thứ năm.

Chiếc máy bay này đã gây ấn tượng khi trình diễn các động tác nhào lộn nhờ hình dạng cánh đặc biệt và cho thấy sự nhanh nhẹn đáng nể của nó. Những thành tựu từ chương trình Su-47 đã được áp dụng cho quá trình phát triển tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35, cũng như Su-57 thế hệ thứ năm.

Và Su-47 dường như có một người kế nhiệm tinh thần; vào năm 2015, Nga đã trình làng SR-10 - một máy bay huấn luyện phản lực động cơ đơn với đôi cánh xuôi về phía trước. Mặc dù SR-10 là chiếc phi cơ khiêm tốn hơn rõ rệt so với Berkut.

Và Su-47 dường như có một người kế nhiệm tinh thần; vào năm 2015, Nga đã trình làng SR-10 - một máy bay huấn luyện phản lực động cơ đơn với đôi cánh xuôi về phía trước. Mặc dù SR-10 là chiếc phi cơ khiêm tốn hơn rõ rệt so với Berkut.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/giai-ma-bi-an-vi-sao-dai-bang-vang-canh-nguoc-su-47-nga-khong-bao-gio-tham-chien-post507387.antd