Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long
Một phát hiện mang tính đột phá ở miền nam Brazil đã tiết lộ hóa thạch của 'Kwatisuchus Rosai', một loài lưỡng cư khổng lồ cổ đại sống trước thời khủng long.

Khi tiến hành khai quật khảo cổ tại Sanga do Cabral Formation - vốn là một khu vực đá trầm tích tiền sử ở Rio Grande do Sul, Brazil, một nhóm các nhà cổ sinh vật học đến từ trường Đại học Liên bang Pampa, Đại học Liên bang Vale do São Francisco, Đại học Princeton và Đại học Harvard bất ngờ phát hiện ra một di tích hóa thạch kỳ lạ. Ảnh: @The Peninsula Qatar.

Đó là hóa thạch hộp sọ của một loài lưỡng cư tiền sử khổng lồ, mà các nhà khoa học đặt tên cho nó là Kwatisuchus rosai. Ảnh: @Đại học Liên bang Pampa.

Mẫu hóa thạch này đã trải qua quá trình làm sạch và chuẩn bị tỉ mỉ, trước khi đi vào nghiên cứu chi tiết, cũng như đặt tên chính thức cho loài mới này. Ảnh: @Đại học Liên bang Pampa.

Các kỹ thuật thăm dò, phân tích khảo cổ chuyên sâu ước tính hộp sọ hóa thạch của loài Kwatisuchus rosai này có niên đại vào đầu kỷ Trias, nghĩa là cách đây khoảng 249 triệu năm trước. Ảnh: @Đại học Liên bang Pampa.

Loài lưỡng cư cổ đại này dài khoảng 1,5 mét, thuộc họ Benthosuchidae (cũng là một nhóm nhỏ động vật lưỡng cư khổng lồ giống cá sấu từng sống vào kỷ Trias. Nhóm sinh vật này chủ yếu sống dưới sông và hồ. Chúng dài tới 2,5 m và không có họ hàng trực tiếp nào của nhóm này còn sống tới hiện nay). Ảnh: @Đại học Liên bang Pampa.

Nhà cổ sinh vật học Felipe Pinheiro và các đồng nghiệp của ông tại Universidade Federal do Pampa cho biết: “Việc phát hiện ra 'Kwatisuchus rosai' ở Brazil là minh chứng cho di sản cổ sinh vật học phong phú của đất nước này, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu liên tục trong việc khám phá những bí ẩn của sự sống thời tiền sử”. Ảnh: @ Sci.News.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.