Chẳng hạn, trên một số bao bì sản phẩm thường có kí hiệu Ⓤ hoặc OU. Chữ U viết hoa bên trong một vòng tròn hoặc ký hiệu OU viết tắt của Union of Orthodox. Sản phẩm có ký hiệu này là thực phẩm "trung tính", không chứa thịt hoặc sữa, dùng được với người bị dị ứng sữa, thịt.
Những vòng tròn đầy màu sắc trên bao bì thực phẩm thực chất chỉ nhằm phục vụ... nhà in, cho biết màu sắc nào được sử dụng để thiết kế nên bao bì sản phẩm.
Các ô màu trên tuýp mỹ phẩm sẽ "tiết lộ" nguồn gốc thành phần bên trong nó.
Màu xanh lục là thành phần hoàn toàn tự nhiên. Màu đen là hoàn toàn làm từ hóa chất. Màu xanh lam là thành phần hoàn toàn tự nhiên + dược phẩm. Màu đỏ là một số ít thành phần tự nhiên, chủ yếu là hóa chất.
Ký hiệu tam giác kèm số trên đồ nhựa đựng thực phẩm cho biết loại nhựa sử dụng có an toàn không, có tái chế được không. Chẳng hạn số 1 là nhựa PET hay PETE.
Loại nhựa này với đặc tính trong suốt, chịu được nhiệt độ thấp nên có thể cho vào tủ lạnh cả ngăn mát lẫn ngăn đông.
Dãy mã số dán trên hoa quả nhập khẩu là mã PLU, để kiểm tra loại trái cây đó có nguồn gốc ra sao và đã được trồng như thế nào.
Trên hầu hết các loại mỹ phẩm, đặc biệt là các loại có dạng nước, dạng kem, đều xuất hiện biểu tượng một chiếc hộp mở nắp với con số trên thân hộp. Ý nghĩa của biểu tượng này là thời hạn sử dụng sau khi mở nắp của sản phẩm. Chữ M là viết tắt của từ tiếng Anh “month” – có nghĩa là “tháng”.
Biểu tượng chú thỏ đang nhảy cho biết sản phẩm bạn đang dùng không phải là kết quả thử nghiệm trên động vật, đồng thời đã được chứng nhận bởi Coalition for Consumer Informationon Cosmetics (Liên minh Thông tin Mỹ phẩm cho Người dùng) và Cruelty Free International (Tổ chức Chống tàn bạo với động vật Quốc tế).
Ký hiệu mũi tên đại diện cho tỷ lệ phần trăm của vật liệu tái chế được sử dụng để làm ra bao bì. Nguồn ảnh: Internet
Video: Sản phẩm của đa cấp online: Giá đắt cắt cổ, chất lượng bèo bọt. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh