'Giải mã' tên lửa Oreshnik của Nga

Ngày 21/11, 'Oreshnik' - một loại tên lửa mới của Nga mang theo 6 đầu đạn đã tấn công Dnipro, Ukraine. Kiev cho biết vụ tấn công gây ra thiệt hại hạn chế. Nhưng với việc lần đầu tiên Nga sử dụng sử tên lửa Oreshnik trong chiến đấu, mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi là không thể ngăn cản, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự phương Tây.

6 đầu đạn từ tên lửa Oreshnik của Nga rơi xuống 6 mục tiêu khác nhau tại Dnipro, Ukraine.

Tên lửa được phóng từ Kapustin Yar (Nga) đến mục tiêu Dnipro (Ukraine) với khoảng cách 800km. Đồ họa: Reuters.

Tên lửa được phóng từ Kapustin Yar (Nga) đến mục tiêu Dnipro (Ukraine) với khoảng cách 800km. Đồ họa: Reuters.

Tên lửa rời bệ phóng, được đẩy bởi động cơ giai đoạn đầu, tăng tốc nhanh chóng và tự định hướng về quỹ đạo đã được lập trình. Đồ họa: Reuters.

Tên lửa rời bệ phóng, được đẩy bởi động cơ giai đoạn đầu, tăng tốc nhanh chóng và tự định hướng về quỹ đạo đã được lập trình. Đồ họa: Reuters.

Khi hết nhiên liệu, động cơ giai đoạn đầu của tên lửa tách ra, động cơ giai đoạn 2 tiếp tục đẩy tên lửa theo quỹ đạo về mục tiêu. Đồ họa: Reuters.

Khi hết nhiên liệu, động cơ giai đoạn đầu của tên lửa tách ra, động cơ giai đoạn 2 tiếp tục đẩy tên lửa theo quỹ đạo về mục tiêu. Đồ họa: Reuters.

Đầu đạn MIRV (chứa 6 đầu đạn con) tách ra khỏi tầng trên của tên lửa, sau đó tăng tốc bay trên quỹ đạo đạn đạo trong không gian về phía mục tiêu. Đồ họa: Reuters.

Đầu đạn MIRV (chứa 6 đầu đạn con) tách ra khỏi tầng trên của tên lửa, sau đó tăng tốc bay trên quỹ đạo đạn đạo trong không gian về phía mục tiêu. Đồ họa: Reuters.

Đầu đạn MIRV lướt qua không gian về phía khu vực mục tiêu. Ở giai đoạn này, tên lửa dễ bị đánh chặn nhất. Đồ họa: Reuters.

Đầu đạn MIRV lướt qua không gian về phía khu vực mục tiêu. Ở giai đoạn này, tên lửa dễ bị đánh chặn nhất. Đồ họa: Reuters.

Ngay trước khi nhả 6 đầu đạn, MIRV tự định hướng để mỗi đầu đạn tấn công một mục tiêu cụ thể. Đồ họa: Reuters.

Ngay trước khi nhả 6 đầu đạn, MIRV tự định hướng để mỗi đầu đạn tấn công một mục tiêu cụ thể. Đồ họa: Reuters.

6 đầu đạn rơi xuống các mục tiêu riêng biệt. Đồ họa: Reuters.

6 đầu đạn rơi xuống các mục tiêu riêng biệt. Đồ họa: Reuters.

Theo các chuyên gia vũ khí phương Tây, tên lửa do Nga bắn vào Ukraine tuần trước là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm trung. Mặc dù Nga tuyên bố tên lửa Oreshnik không thể bị đánh chặn. Nhưng một số chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân cho biết các tên lửa đánh chặn như Arrow 3 của Israel và SM-3 Block 2A của Mỹ đều có thể tiêu diệt chúng. Đồng thời cho rằng không có công nghệ đột phá nào trong tên lửa Oreshnik nhưng việc xem xét kỹ lưỡng đã mang lại cái nhìn thú vị về thiết kế tên lửa mới nhất của Nga.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Oreshnik có nguồn gốc từ RS-26, một tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã được thử nghiệm nhiều lần nhưng chưa bao giờ được đưa vào sử dụng trong chiến đấu trước đó.

TD

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/giai-ma-ten-lua-oreshnik-cua-nga-231775.htm