Giải pháp hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến cho người cao huyết áp
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở bất cứ ai, đặc biệt là người cao tuổi và người có các bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Việc cấp cứu sau tai biến thực tế rất tốn kém và người bệnh thường khó bình phục hoàn toàn. Vậy giải pháp nào hỗ trợ người cao huyết áp hạ huyết áp, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não?
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não
Theo thống kê, 80% các ca tai biến mạch máu não có nguyên nhân do tăng huyết áp. Nguyên nhân là do khi huyết áp tăng cao, các mạch máu luôn phải chịu áp lực lớn nên dễ bị rạn nứt, tổn thương. Tổn thương mạch máu trong tăng huyết áp là tổn thương mạn tính, làm cho mạch máu dễ bị xơ cứng và hẹp dần lại, mặt khác tổn thương này làm xuất hiện nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch dễ tắc ở các mạch máu nhỏ như não - gây nhồi máu não, tim - gây nhồi máu cơ tim. Ở những người bị huyết áp cao dao động thất thường, áp lực máu tăng đột ngột làm mạch máu phồng lên và dễ bị vỡ gây nên xuất huyết não.
Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não, khoảng 50% trong số đó tử vong, số còn lại sống sót qua cơn tai biến thì đa phần mang di chứng: rối loạn vận động, mất ý thức thậm chí phải sống đời thực vật.
Vì vậy, hạ và ổn định huyết áp ở ngưỡng an toàn là biện pháp hàng đầu để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp.
Giải pháp hỗ trợ hạ huyết áp, hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến
Cao huyết áp là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn được, vì vậy người bệnh phải chấp nhận sử dụng thuốc điều trị lâu dài để duy trì huyết áp ở mức an toàn, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, để chung sống hòa bình với bệnh cao huyết áp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não thì việc kết hợp Đông Tây y trong quá trình điều trị là vô cùng cần thiết, cùng với đó là chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.
Thuốc điều trị tây y thường thiên về "tấn công", có tác dụng nhanh, tức thời nên khi sử dụng huyết áp sẽ hạ nhanh. Tuy nhiên, nếu người bệnh cao huyết áp sử dụng thuốc điều trị liên tục trong thời gian dài có thể gây lờn thuốc, khiến người bệnh phải tăng liều dần dần mới hiệu quả. Hơn nữa, dùng thuốc điều trị lâu dài còn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: nổi mẩn ngứa, ho và ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
Trong khi đó, các thảo dược hỗ trợ điều trị (hay còn gọi là đông y) lại thiên về điều trị tổng thể, hài hòa, có tác dụng hạ huyết áp chậm nhưng điều trị về gốc bệnh, căn nguyên của bệnh. Ngoài tác dụng hạ huyết áp còn nâng cao chức năng các tạng như Tâm, Can, Thận ( Theo y học cổ truyền thì 3 tạng này có liên quan tới việc điều hòa huyết áp của cơ thể) từ đó giúp huyết áp được điều hòa và ổn định lâu dài.
Chính vì vậy, so với việc người bệnh chỉ dùng đơn độc thuốc tây thì phương pháp đông tây y kết hợp được các chuyên gia y tế khuyến khích trong điều trị cao huyết áp, đó là kết hợp thế mạnh của tây y và đông y. Khi dùng đông tây y kết hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp huyết áp hạ nhanh và ổn định lâu dài, hạn chế các tác dụng phụ của tây y. Giúp cho chức năng Tâm, Can, Thận tốt lên, sức khỏe được cải thiện, cơ thể khỏe mạnh lên, người dễ chịu, ngủ sâu giấc hơn, cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Mặt khác đông y có các vị thuốc có tác dụng phá tan cục máu đông, ngăn ngừa huyết khối, giúp phòng nguy cơ tai biến và các biến chứng của bệnh.
Y học cổ truyền đã lưu truyền nhiều bài thuốc, thảo dược có công dụng hỗ trợ hạ huyết áp, phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não. Trong đó, nổi tiếng là bài "Giáng áp hợp tễ gồm Địa long, Câu đằng, Dạ giao đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm và Táo nhân:
Địa Long (tên thuốc của Giun đất): là vị thuốc đầu trong bài Giáng áp hợp tễ. Từ hơn 2000 năm trước, trong cuốn sách y học đầu tiên vào thời kỳ Tần (221 – 206 TCN) được xuất bản "Thần Nông Bản Thảo Kinh" – Địa Long đã được nhắc tới là 1 vị thuốc giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả. Sách có ghi "bạch cảnh khâu dẫn" (nghĩa là Địa Long) có vị mặn, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc, chữa yếu liệt nửa người, miệng mắt méo lệch, hỗ trợ hạ huyết áp. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã kết luận Enzyme fibrinolytic trong Địa Long có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông. Nhờ thế, các cục máu đông được thủy phân, biến mất, lòng mạch thông thoáng, dòng máu lưu thông ổn định, tránh nguy cơ tắc mạch máu não.
Câu đằng, Dạ giao đằng: giúp dưỡng tâm, an thần, trấn kinh, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc, trị đêm ngủ ít (Bản thảo chính nghĩa); Dưỡng Can, Thận, Tâm cầm hư hãn, an thần.
Hạ khô thảo, Huyền sâm: Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển số 4 kỳ 6 1951), Hạ khô thảo có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp lâu dài và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp. Nước sắc Huyền sâm có tác dụng giãn mạch, hỗ trợ hạ áp (Theo Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981).
Táo nhân: Bổ sung thêm tác dụng giúp hỗ trợ hạ huyết áp và bớt các triệu chứng khó chịu của cao huyết áp. Táo nhân có tác dụng dưỡng Tâm, an thần, ngủ sâu giấc, ngoài ra Táo nhân giúp giảm đau và hạ nhiệt, hạ áp và chống loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
Theo cuốn "Từ điển phương thang Đông y" có ghi chép, 6 vị thuốc này tổ hợp thành chỉnh thể giúp "tư âm, bình can, an thần, trị huyết áp cao". Trong quá trình điều trị, bài Giáng áp hợp tễ thường được kết hợp với các thảo dược khác như Nattokinase, Hòe hoa,... để gia tăng hiệu quả.
Nattokinase: là một Enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống có tên là Natto (đậu tương lên men) của Nhật Bản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và ngăn chặn hiện tượng máu bị đông vón cục gây tắc nghẽn. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông, hỗ trợ dự phòng tai biến.
Hòe hoa: Theo ghi chép trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, trong Hòe Hoa (đặc biệt là Hòe nụ) có từ 6 – 30% rutin. Đây là một loại vitamin P rất tốt cho thành mạch. Thiếu vitamin này, sức chịu đựng của thành mạch sẽ bị giảm, mao mạch dễ bị đứt. Nhờ thế, thành mạch được bền hơn, dai hơn, từ đó, hỗ trợ hạ huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Ngày nay, các bài thuốc, thảo dược quý này đã được đưa vào ứng dụng bào chế ra các sản phẩm viên uống tiện lợi, hỗ trợ người cao huyết áp hạ và ổn định huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng bệnh.
Thông tin cho bạn đọc: