Giai thoại phong thủy ly kỳ của giếng nước đặc biệt nhất xứ Huế

Chúa Nguyễn cho người tìm hiểu xem thầy phong thủy đã trấn yểm như thế nào thì không một ai được rõ. Chỉ nghe lời đồn là một chiếc giếng đã được thầy phong thủy đào ở đâu đó trong dãy núi này...

Ở thành phố Huế, dưới chân núi Bình An, gần lối lên chùa Báo Quốc có một chiếc giếng cổ được gọi là giếng Hàm Long. Giếng nước này gắn với một truyền thuyết phong thủy ly kỳ của đất Cố đô.

Ở thành phố Huế, dưới chân núi Bình An, gần lối lên chùa Báo Quốc có một chiếc giếng cổ được gọi là giếng Hàm Long. Giếng nước này gắn với một truyền thuyết phong thủy ly kỳ của đất Cố đô.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Nam tiến vào xứ Thuận Hóa (Huế) lập nghiệp thì nhiều đêm ngài và quan quân không thể ngủ yên vì mưa to, gió lớn nổi lên liên tục.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Nam tiến vào xứ Thuận Hóa (Huế) lập nghiệp thì nhiều đêm ngài và quan quân không thể ngủ yên vì mưa to, gió lớn nổi lên liên tục.

Trước tình hình này, chúa Nguyễn đã cho quân lính đi khắp nơi mời các thầy giỏi về thuật phong thủy đến xem vùng đất Thuận Hóa này có thuận lợi cho việc xây dựng cơ nghiệp hay không.

Trước tình hình này, chúa Nguyễn đã cho quân lính đi khắp nơi mời các thầy giỏi về thuật phong thủy đến xem vùng đất Thuận Hóa này có thuận lợi cho việc xây dựng cơ nghiệp hay không.

Tất cả các thầy phong thủy được mời tới xem đều có chung kết luận là phía trước khu đất mà chúa định xây dinh lũy (sau này là Kinh thành Huế) có một dãy núi có long mạch.

Tất cả các thầy phong thủy được mời tới xem đều có chung kết luận là phía trước khu đất mà chúa định xây dinh lũy (sau này là Kinh thành Huế) có một dãy núi có long mạch.

Việc chúa đưa quân đến đây khiến con rồng cư ngụ ở dãy núi bị kinh động nên gào thét gây ra mưa to gió lớn.

Việc chúa đưa quân đến đây khiến con rồng cư ngụ ở dãy núi bị kinh động nên gào thét gây ra mưa to gió lớn.

Chúa hỏi làm thế nào để ở lại vùng đất này yên ổn, thì được đáp là phải tìm được người có công lực rất cao ra tay yểm long mạch thì rồng mới chịu ngủ yên, mưa gió mới chấm dứt.

Chúa hỏi làm thế nào để ở lại vùng đất này yên ổn, thì được đáp là phải tìm được người có công lực rất cao ra tay yểm long mạch thì rồng mới chịu ngủ yên, mưa gió mới chấm dứt.

Chúa lại cho quân lính đi khắp nơi, mất thêm nhiều ngày mới tìm ra một bậc thầy có khả năng chế ngự rồng. Sau khi người ra tay, quả nhiên mưa thuận gió hòa. Từ đó, dãy núi có long mạch bị yểm được gọi là núi Bình An.

Chúa lại cho quân lính đi khắp nơi, mất thêm nhiều ngày mới tìm ra một bậc thầy có khả năng chế ngự rồng. Sau khi người ra tay, quả nhiên mưa thuận gió hòa. Từ đó, dãy núi có long mạch bị yểm được gọi là núi Bình An.

Chúa Nguyễn cho người tìm hiểu xem thầy phong thủy đã trấn yểm như thế nào thì không một ai được rõ. Chỉ nghe lời đồn là một chiếc giếng đã được thầy phong thủy đào ở đâu đó trong dãy núi này.

Chúa Nguyễn cho người tìm hiểu xem thầy phong thủy đã trấn yểm như thế nào thì không một ai được rõ. Chỉ nghe lời đồn là một chiếc giếng đã được thầy phong thủy đào ở đâu đó trong dãy núi này.

Đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần, thiền sư Giác Phong đến núi Bình An lập chùa Báo Quốc đã phát hiện ra một giếng nước dưới chân núi. Người ta cho rằng đây chính là giếng được đào để trấn yểm long mạch của dãy núi.

Đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần, thiền sư Giác Phong đến núi Bình An lập chùa Báo Quốc đã phát hiện ra một giếng nước dưới chân núi. Người ta cho rằng đây chính là giếng được đào để trấn yểm long mạch của dãy núi.

Khi nhà chùa cho tu sửa giếng, các thợ làm giếng đã làm phát lộ mạch nước lớn mát lạnh và ngọt lành phun ra liên tục như miệng con rồng. Từ đó giếng được gọi là giếng Hàm Long.

Khi nhà chùa cho tu sửa giếng, các thợ làm giếng đã làm phát lộ mạch nước lớn mát lạnh và ngọt lành phun ra liên tục như miệng con rồng. Từ đó giếng được gọi là giếng Hàm Long.

Do tiếng lành đồn xa, người dân đến gánh nước từ giếng về dùng rất nhiều. Đến thời vua Gia Long, nước giếng Hàm Long được dùng để tiến vua pha trà hoặc nấu chè sen nên dân thường không còn được tiếp cận nguồn nước nữa.

Do tiếng lành đồn xa, người dân đến gánh nước từ giếng về dùng rất nhiều. Đến thời vua Gia Long, nước giếng Hàm Long được dùng để tiến vua pha trà hoặc nấu chè sen nên dân thường không còn được tiếp cận nguồn nước nữa.

Do quan niệm từ xa xưa, ngày nay người dân ở Huế không lấy nước giếng Hàm Long để sử dụng. Những năm gần đây giếng đã được tu bổ làm điểm tham quan cho du khách thập phương.

Do quan niệm từ xa xưa, ngày nay người dân ở Huế không lấy nước giếng Hàm Long để sử dụng. Những năm gần đây giếng đã được tu bổ làm điểm tham quan cho du khách thập phương.

Theo thông lệ, vào những ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết, người dân Huế lên chùa Báo Quốc thắp hương, vãn cảnh thường ghé qua giếng Hàm Long để cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.

Theo thông lệ, vào những ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết, người dân Huế lên chùa Báo Quốc thắp hương, vãn cảnh thường ghé qua giếng Hàm Long để cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-phong-thuy-ly-ky-cua-gieng-nuoc-dac-biet-nhat-xu-hue-1997466.html