Giảm nghèo bền vững ở Phú Vang: Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với cả hệ thống chính trị vào cuộc, nỗ lực cùng sự đồng lòng của nhân dân, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Phú Vang đã dần 'thay da đổi thịt'.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, các tầng lớp nhân đồng lòng

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn với diện tích tự nhiên 235,32km2, dân số 116.190 người, có 01 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Những năm trước đây, đời sống người dân ở Phú Vang vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, trước đây đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, trước đây đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của tầng lớp nhân dân cùng những chính sách phù hợp, hiệu quả, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, nền kinh tế, đời sống của người dân ở địa phương này đã dần "thay da đổi thịt", chuyển biến theo hướng rất tích cực.

Theo đó, dù công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phải là ngành động lực kéo ngành dịch vụ và các ngành kinh tế khác phát triển, nhưng ngày càng có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của huyện.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Phú Vang giảm rõ rệt theo từng năm, tạo nên một sức sống mới ở địa phương này.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Phú Vang giảm rõ rệt theo từng năm, tạo nên một sức sống mới ở địa phương này.

Đặc biệt, nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát huy hiệu quả, qua đó đã giúp hộ nghèo có điều kiện tự vươn lên, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, từ đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện giảm dần theo từng năm, góp phần cơ bản đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương hết sức quan tâm và được thực hiện thường xuyên.

Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể được phát huy, đồng thời công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ và nhân dân được tăng cường, thực hiện liên tục và có hiệu quả. Nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, chương trình giảm nghèo đã được nhân dân hưởng ứng một cách mạnh mẽ và mang tính xã hội hóa cao.

Hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới vào năm 2025

Giai đoạn 2021 - 2023, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Phú Vang đã căn cứ mục tiêu giảm nghèo của địa phương và hướng dẫn của các ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân nói chung và bảo đảm ổn định cuộc sống của các hộ nghèo, cận nghèo nói riêng, bảo đảm phù hợp với điều kiện, khả năng huy động nguồn lực.

Công tác đánh giá hành trình giảm nghèo trên địa bàn từ đó chỉ ra các chính sách thiết thực, hiệu quả luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các cấp ở Phú Vang chú trọng.

Công tác đánh giá hành trình giảm nghèo trên địa bàn từ đó chỉ ra các chính sách thiết thực, hiệu quả luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các cấp ở Phú Vang chú trọng.

Cụ thể, huyện Phú Vang đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án như: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Công tác giảm nghèo được xác định thực hiện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, huyện Phú Vang đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2023, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang là 811 hộ, tỷ lệ 2,27%; Hộ cận nghèo là 1.378 hộ, tỷ lệ 3,85%. UBND các xã, thị trấn đã xây dựng Kế hoạch giảm nghèo, các phương án hỗ trợ thoát nghèo chi tiết đến từng hộ gia đình, đồng thời đăng ký phấn đấu giảm 196 hộ nghèo, giảm 477 hộ cận nghèo.

Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2024, các địa phương đã rà soát mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhu cầu hỗ trợ của hộ nghèo, hộ cận nghèo về vốn, mô hình sinh kế, học nghề, giải quyết việc làm để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Tính đến ngày 16/10/2024, UBND các xã, thị trấn đã tiến hành rà soát 1.663/2.217 hộ nghèo, cận nghèo. Qua rà soát đến thời điểm hiện tại số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ, trong đó 207/196 hộ nghèo; 358/477 hộ cận nghèo.

Lãnh đạo huyện Phú Vang thăm, động viên một mô hình giảm nghèo của người dân.

Lãnh đạo huyện Phú Vang thăm, động viên một mô hình giảm nghèo của người dân.

Đại diện Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Phú Vang nhấn mạnh, với việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; gắn mục tiêu của chương trình giảm nghèo với mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thời gian tới, trên cơ sở sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, huyện Phú Vang sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo hướng tập trung khai thác các nguồn lực; chú trọng nâng cao thực chất đời sống người dân. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giảm nghèo bền vững, ngoài ra tăng cường việc hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Đồng thời, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới vào năm 2025.

Hiền Nguyễn - Lê Kông

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/giam-ngheo-ben-vung-o-phu-vang-khong-de-ai-bi-bo-lai-phia-sau-2042411202217105.htm