Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng?

Sự tham gia tích cực của các bên liên quan, từ lãnh đạo đến nhân viên, là chìa khóa để bảo đảm sự thành công trong quản lý khí nhà kính, giảm phát thải để doanh nghiệp Việt có thể tự tin bước vào sân chơi toàn cầu.

Thách thức với doanh nghiệp

Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy, hơn 55,9% doanh nghiệp (DN) dệt may, 52,6% DN sản xuất và 56,5% DN khoáng sản có nhu cầu xanh hóa đến năm 2030.

Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong báo cáo phát hành vào tháng 7/2023, PwC - 1 trong 4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị như thế nào?”. Phần lớn các CEO đều đưa ra đáp án, đó là các mục tiêu phát thải ròng bằng “0”(Net Zero), cũng như lộ trình khử carbon, nỗ lực thiết kế các sản phẩm và dịch vụ xanh, hay các dự án về kinh tế tuần hoàn.

Tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) tổ chức mới đây, ông Phạm Hoài Trung - Chủ tịch, Trưởng ban vận động Net to Zero, Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech, cho biết các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành các quy định khắt khe từ về sản phẩm không phá rừng (EUDR), cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)… Điểm chung của các quy định quốc tế là sử dụng ít năng lượng hơn, yêu cầu có lượng khí thải carbon thấp hơn trong suốt vòng đời sản phẩm.

Ông Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech chia sẻ tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức ngày 10/10 tại TP Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech chia sẻ tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức ngày 10/10 tại TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, điểm chung của các quy định là tăng tuổi thọ sản phẩm, dễ sửa chữa và dễ tái chế; tránh gây ra những tác động tiêu cực đến xã hội trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm.

Điều này đòi hỏi các DN phải xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng, phải xây dựng một hệ thống quản lý KNK minh bạch và hiệu quả để hướng tới mục tiêu dãn nhãn trung tính carbon cho sản phẩm.

Giới chuyên gia cho rằng, lộ trình phát triển thị trường carbon của Việt Nam, với việc thí điểm sàn giao dịch carbon vào năm 2025 và chính thức vận hành năm 2028, hứa hẹn tạo điều kiện cho DN tiếp cận các giải pháp giảm phát thải.

Trung hòa carbon không chỉ là yêu cầu từ thị trường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho DN. Bằng cách xây dựng hệ thống quản lý phát thải hiệu quả, DN có thể đo lường, giảm thiểu KNK trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, giúp tăng cường sự khác biệt trên thị trường và thu hút nhà đầu tư. Việc trung hòa carbon còn giúp DN giảm chi phí năng lượng, tăng tính bền vững và giảm thiểu rủi ro tài chính từ các khoản thuế carbon trong tương lai.

Ngoài ra, việc thể hiện cam kết trong giảm biến đổi khí hậu giúp DN giữ chân nhân viên, truyền cảm hứng cho toàn bộ tổ chức, và góp phần vào nỗ lực quốc gia trong việc đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

“Tuy nhiên, DN Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn trong việc giảm phát thải theo cam kết đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam”, chuyên gia nhận định.

Giải pháp cho doanh nghiệp

Để đạt được các mục tiêu này, ông Trung cho rằng, DN cần chuẩn bị kỹ lưỡng về quản lý khí nhà kính (KNK), tiết kiệm năng lượng và minh bạch trong báo cáo phát thải.

Ông Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech chia sẻ tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do AmChamvà FedEx tổ chức ngày 16/10 tại Bình Dương.

Ông Phạm Hoài Trung - Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech chia sẻ tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do AmChamvà FedEx tổ chức ngày 16/10 tại Bình Dương.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech, để hướng đến phát triển bền vững và trung hòa carbon, DN cần thực hiện theo lộ trình quản lý KNK với 6 bước cơ bản: Đào tạo nhận thức nội bộ về quản lý KNK, xác định nguồn phát thải và tiêu thụ năng lượng, lập bản đồ quản lý phát thải gián tiếp, bao gồm chuỗi cung ứng, xây dựng các biện pháp giảm phát thải, tăng cường các dự án giảm phát thải, xác minh tính trung hòa carbon.

Azitech, một đối tác quan trọng của Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI), đã chứng minh hiệu quả trong việc tư vấn DN thực hiện chuyển đổi xanh, quản lý KNK và xác minh trung hòa carbon. DN này đã giúp hàng trăm tổ chức trong và ngoài nước xây dựng hệ thống quản lý phát thải, đạt được chứng nhận quốc tế như PAS 2060/ISO 14068-1.

“Sự tham gia tích cực của các bên liên quan, từ lãnh đạo đến nhân viên, là chìa khóa để bảo đảm sự thành công trong quản lý KNK. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ DN áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để DN Việt Nam có thể tự tin bước vào sân chơi toàn cầu, qua đó bảo vệ môi trường cũng như tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Trung nói.

Tại hội nghị “Kết nối doanh nghiệp thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn năm 2024” tổ chức tại Hà Nội ngày 16/10, chuyên gia của Azitech cũng đã có bài tham luận nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ hơn về quản lý khí nhà kính.

Minh Thu

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep/giam-phat-thai-khi-nha-kinh-doanh-nghiep-can-lam-gi-de-thich-ung/20241017033016494