GIÁM SÁT VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC PHÒNG CHỐNG COVID-19: KHÔNG XẢY RA TÌNH TRẠNG CHI TRÙNG HOẶC LẠM DỤNG QUỸ VACCINE

Có sự khác biệt nào về cơ chế hoạt động giữa Quỹ vaccine ở trung ương và Quỹ vaccine ở địa phương? Quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến tiêm chủng có gì khác biệt giữa các địa phương có Quỹ vaccine và địa phương không có Quỹ vaccine… là vấn đề được thành viên Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về 'Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng' đặt ra đối với lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ PHÒNG: RÀ SOÁT TOÀN DIỆN, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI CÁC BỘ, NGÀNH VỀ HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Báo cáo của Bộ Tài chính với Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội cho thấy, lũy kế đến ngày 9/3/2023, Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Trung ương đã huy động được 10.729.330 triệu đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng). Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 của địa phương đã huy động là 4.466.195 triệu đồng. Nguồn Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 của Trung ương đã có quyết định chi đến hết năm 2022 là 7.948.922 triệu đồng. Nguồn Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 của địa phương quyết định chi đến hết năm 2022 là 3.530.610 triệu đồng.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lê Văn Khảm.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lê Văn Khảm.

Quan tâm đến nội dung này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lê Văn Khảm cho rằng, báo cáo của Bộ còn vắn tắt, chưa cụ thể, cần có thêm các thông tin để thể hiện rõ hoạt động của Quỹ vaccine hiện nay như thế nào. Hoạt động của Quỹ là gì và có sự khác biệt nào giữa Quỹ vaccine ở trung ương và Quỹ vaccine ở địa phương không? Giữa Quỹ vắc xin ở Trung ương với Quỹ vắc xin ở địa phương có quan hệ như thế nào xét về cả nội dung và cơ chế hoạt động?. Đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế và Bộ Tài chính báo cáo thêm bởi không phải địa phương nào cũng có Quỹ vaccine, trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến tiêm chủng có gì khác biệt giữa các địa phương có Quỹ vaccine và địa phương không có Quỹ vaccine.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, về nguyên tắc Quỹ vaccine chỉ dành cho việc mua vaccine, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Y tế làm rõ việc chi từ Quỹ vaccine ở địa phương. Qua phản ánh của các địa phương, việc kêu gọi nhân dân tiêm vaccine vô cùng khó khăn, mặc dù vaccine còn nhưng người dân không tiêm. Đại biểu đề nghị Bộ Y tế thông tin đã đến lúc miễn dịch cộng đồng chưa, thời điểm bào có thể công bố hoàn thành tiêm vaccine, vì liên quan đến sử dụng Quỹ vaccine. Khi công bố hoàn thành tiêm vaccine thì nên chuyển Quỹ này sang mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, ngoài nhiệm vụ mua vaccine, Quỹ vaccine còn dùng để trang trải các chi phí về tiêm phòng, vật tư cho việc tiêm vaccine.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, ngoài nhiệm vụ mua vaccine, Quỹ vaccine còn dùng để trang trải các chi phí về tiêm phòng, vật tư cho việc tiêm vaccine.

Báo cáo về những vấn đề thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội nêu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, Quỹ vắc xin Trung ương huy động được 10,7000, trong đó có một phần từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển sang; các địa phương chuyển về quỹ của Trung ương 1.318 tỷ. Trong đó, Mặt trận Tổ Quốc các tỉnh và chính quyền một số địa phương cũng huy động nguồn lực thành lập các quỹ, nhưng có địa phương gọi là Quỹ phòng chống COVID-19, có địa phương gọi là Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương rà soát lại những khoản doanh nghiệp hoặc người dân đóng góp chuyển về Quỹ vaccine trung ương để thành quỹ thống nhất của trung ương.

Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, ngoài nhiệm vụ mua vaccine, Quỹ vaccine còn dùng để trang trải các chi phí về tiêm phòng, vật tư cho việc tiêm vaccine. Vì vậy phần đối ứng của địa phương khi các địa phương huy động các nguồn lực cũng dành một phần chi cho công tác tiêm vaccine, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết thêm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định không xảy ra tình trạng chi trùng hoặc lạm dụng tiền Quỹ vaccine cho mục đích khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định không xảy ra tình trạng chi trùng hoặc lạm dụng tiền Quỹ vaccine cho mục đích khác.

Thông tin về mối quan hệ và các nhiệm vụ chi của Quỹ vaccine trung ương và Quỹ vaccine ở địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, trên cơ sở phát động Quỹ vaccine của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ vaccine được thành lập và quản lý chung cho cả nước. Tại địa phương không có quy định bắt buộc phải có Quỹ vaccine, tuy nhiên, một số địa phương đã vận động được nguồn lực để tiêm vaccine vì khi đó chưa xác định Nhà nước mua và tiêm miễn phí hay các địa phương phải mua. Sau đó Chính phủ đã chỉ đạo tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho toàn bộ Nhân dân nên Quỹ vaccine của các địa phương không dùng đến. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các địa phương nộp Quỹ vaccine về trung ương, hòa vào cùng một nguồn lực chung của trung ương nên không xảy ra tình trạng chi trùng hoặc lạm dụng tiền Quỹ vaccine cho mục đích khác, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định./.

Lan Hương

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=73986