Giảm thu nhập sau sinh, mẹ Hà Nội 3 con áp dụng mẹo 'nhẹ tựa lông hồng' tối giản chi tiêu, cuộc sống ở thành phố dễ thở hơn nhiều

Nội trợ gia đình và chăm con nhỏ khiến công việc của chị Quỳnh Anh không thăng tiến tốt, mức lương từ mức khá so với thị trường ngoài Bắc xuống thành mức trung bình. Thời điểm đó, chị Quỳnh Anh bắt buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu và mua sắm.

Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh (hiện đang là chủ của một tiệm bánh nổi tiếng ở Hà Nội) tìm đến với phương pháp sống tối giản sau khi sinh lần hai, chị sinh đôi hai bé.

Công việc nội trợ và chăm 3 con khiến công việc của chị Quỳnh Anh không thăng tiến tốt, mức lương từ mức khá so với thị trường ngoài Bắc, xuống mức trung bình.

Thời điểm đó, chị Quỳnh Anh bắt buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu và mua sắm. Đồng thời chị cũng quá chán nản vì nhà chật chội mà nhiều đồ đạc, chăm con không có thời gian dọn dẹp.

Nội trợ gia đình và chăm con nhỏ khiến công việc của chị Quỳnh Anh không thăng tiến tốt, mức lương từ mức khá so với thị trường ngoài Bắc xuống thành mức trung bình. Thời điểm đó, chị Quỳnh Anh bắt buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu và mua sắm.

Nội trợ gia đình và chăm con nhỏ khiến công việc của chị Quỳnh Anh không thăng tiến tốt, mức lương từ mức khá so với thị trường ngoài Bắc xuống thành mức trung bình. Thời điểm đó, chị Quỳnh Anh bắt buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu và mua sắm.

"Phải nói rằng đợt trước khi nghỉ sinh, mình bị cuồng mua sắm online. Đến mức mà mẹ mình và chồng phải "bội thực" về tần suất mua hàng online của mình, shipper cũng quen mặt mình luôn. Mua sắm đồ dùng cần thiết thì không nói, mình còn mua sắm để xả stress. Mỗi lần mua đồ xong cảm thấy tâm hồn được xoa dịu, áp lực được giảm bớt ấy.

Sau khi mình thực hành tối giản, điều đầu tiên mình làm là thay đổi thói quen mua sắm. Mình không xóa các app mua sắm vì khá tiện lợi đối với 1 bà mẹ ba con, không có thời gian đi ra ngoài nhiều. Hai vợ chồng cùng đóng góp 1 khoản chung để chi tiêu và tiết kiệm. Mình đã thử quản lý bằng nhiều cách như ghi sổ chi tiêu, làm file excel quản lý, nhưng vẫn thiếu hụt và đau đầu vì không phải lúc nào mình cũng kè kè điện thoại để ghi từng hạng mục. Do đó, mình quản lý theo cách này và thấy nhàn hơn hẳn, không còn phải nghĩ về tiền bạc nhiều nữa", chị Quỳnh Anh chia sẻ.

Cách quản lý của chị cụ thể như sau:

Bước 1: Sau khi lĩnh lương, chị Quỳnh Anh dồn tiền hai vợ chồng đóng góp vào, chia ra hai khoản: Tiết kiệm và chi tiêu

Khoản tiết kiệm chị để trong thẻ và gửi góp online. Khi được tròn tiền (khoảng 20 triệu đồng) chị sẽ đem ra ngân hàng làm sổ tiết kiệm. "Mình hay chọn gửi tiết kiệm 13 tháng vì mức lãi này cao. Giờ sổ thu chi trên điện thoại của mình chỉ để quản lý các sổ tiết kiệm trong ngân hàng mà thôi".

Bước 2: Chia tiền chi tiêu vào các phong bì

Trước đây, chị Quỳnh Anh thường chia nhỏ các khoản, nào là chợ búa, sữa bỉm, y tế, du lịch, đầu tư, học hành, mua sắm... Hiện tại, chị chỉ chia làm 4 phong bì: Chi tiêu hàng ngày, con cái (học phí, sữa bỉm, tiêm phòng và y tế), du lịch, đột xuất.

"Mình tự thấy 4 phong bì này bao quát toàn bộ nhu cầu của cả nhà mình và chỉ thế là đủ. Mình chỉ tiêu tiền đúng mục đích của từng phong bì, không lẫn lộn tiền nọ với tiền kia. Đáng ngạc nhiên là nó thực sự hiệu quả, so với việc ghi chi tiêu rất chi tiết nhưng không phân loại tiền bạc. Bởi để một cục tiền trong ví bạn sẽ vẫn nghĩ bạn giàu lắm rồi lại mua sắm phung phí, dù thực ra tài khoản đó của bạn đã âm rồi, và bạn đang tiêu lẹm vào tài khoản khác".

Chỉ hai bước này thôi, chị Quỳnh Anh bắt buộc phải tối giản mọi ý muốn mua sắm thừa thãi, không mục đích của mình, vì hàng ngày giở phong bì ra sẽ biết đích xác mình còn bao nhiêu tiền để sống trong tháng. Và chị Quỳnh Anh phát hiện ra, sống dưới mức nhu cầu của bản thân cũng không phải việc gì quá khó.

Bước 3: Thành lập các thói quen mua sắm

- Window shopping online

Nhiều khi hứng lên chị Quỳnh Anh cũng vẫn lướt vào các ứng dụng mua hàng online. Chị lựa chọn thỏa thích và để những món đồ vào giỏ. Nhưng chỉ để vào giỏ thôi, chứ không thanh toán. Chị để đó khoảng 1 tuần để xem có thực sự là món đồ cần thiết phải mua hay đó là cái hứng nhất thời. Đồng thời, nhìn giỏ đồ mà định mua và số tiền phải thanh toán mới thấy 1 mức chi tiêu lớn như thế nào nếu mua sắm vô tội vạ.

Những thứ chị Quỳnh Anh đã bỏ vào giỏ từ tháng trước cho đến nay, khi kiểm soát lại thì lại thấy không cần mua. Ảnh: NVCC.

Những thứ chị Quỳnh Anh đã bỏ vào giỏ từ tháng trước cho đến nay, khi kiểm soát lại thì lại thấy không cần mua. Ảnh: NVCC.

- Mua đồ size vừa, hạn chế tích trữ

Trước đây chị Quỳnh Anh hay mua dự trữ, mua size to, nhất là với mỹ phẩm. Hạn dùng của mỹ phẩm đã mở nắp chỉ khoảng 6 tháng - 12 tháng, vì vậy mua size to khá lãng phí, đa phần sẽ không dùng hết. Chị tối giản hầu hết đồ make-up, với các loại đồ tẩy trang, đồ dưỡng, chị dùng size vừa và dùng hết mới mua tiếp. Các loại dầu tắm, nước giặt, nước rửa bát thì ưu tiên loại có thể re-fill (có thể thay thế và làm đầy lại).

- Check lại tủ đồ trước khi mua sắm

"Sắm đến hè thì mốt váy hoa đã quay trở lại. Các chị em chỗ mình làm đã mua vài chiếc mỗi người từ đầu mùa đến giờ. Mình về check lại tủ quần áo, bỏ bớt 1-2 bộ đồ không còn nhu cầu sử dụng và cảm thấy mình chỉ cần thêm 1 cái váy liền để mặc hè này thôi, như vậy là không cần mua thêm gì nhiều cả", chị Quỳnh Anh chia sẻ.

- Follow những người truyền cảm hứng

Hiện tại, chị Quỳnh Anh hay đọc blog và xem instagram của một vài người theo style minimalist của Nhật. Dù không biết tiếng Nhật nhưng ngắm ảnh những căn phòng trống và thông thoáng hàng ngày khiến chị Quỳnh Anh có rất nhiều động lực để tiếp tục cuộc sống tối giản.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/giam-thu-nhap-sau-sinh-me-ha-noi-3-con-ap-dung-meo-nhe-tua-long-hong-toi-gian-chi-tieu-cuoc-song-o-thanh-pho-de-tho-hon-nhieu-2220227415500769.htm