'Giảm thuế VAT 2% sẽ giúp người dân giảm bớt khó khăn'

Đề xuất giảm thuế VAT 2% cho 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu trọng tâm là đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân để tiếp tục ổn định đời sống, ổn định sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn.

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024. Chuyên gia cho rằng, ngân sách nhà nước cũng được hưởng lợi từ chính sách này trong trung và dài hạn. Liên quan đến vấn đề này, PV Tài chính Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín.

 Chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín.

Chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín.

Thưa ông, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện tại, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đề xuất giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), ông đánh giá ra sao về động thái này của Bộ Tài chính?

Tôi đánh giá cao đề xuất của Bộ Tài chính về chính sách giảm thuế VAT 2% của một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024. Tôi cho rằng, đề xuất này của Bộ Tài chính đã thể hiện tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm và kịp thời trên tinh thần kế thừa và tiếp tục phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế đã đạt được trong những năm qua. Sự khẩn trương và trách nhiệm của Bộ Tài chính lần này đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình xem xét, thẩm định và thông qua chính sách được nhanh nhất và kịp thời nhất từ đó cộng đồng doanh nghiệp và người dân sớm được thu hưởng làm cho hiệu quả của chính sách càng được phát huy tốt nhất.

Đặc biệt đề xuất giảm thuế VAT 2% cho 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu trọng tâm là đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân để tiếp tục ổn định đời sống, ổn định sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn trước bối cảnh kinh tế thế giới cũng như khu vực và Việt Nam có nhiều khó khăn, biến động.

Tại thời điểm nghiên cứu, xây dựng và đề chính chính sách giảm thuế VAT 2% cho 6 tháng đầu năm 2024, chúng ta theo phương án thận trọng đối với thu ngân sách khi cho rằng nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh. Tuy nhiên, thực tế khả năng phục hồi của nền kinh tế không được kỳ, đời sống người dân và cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó, số lượng doanh rời khỏi thị trường tăng cao vả khả năng duy trì, tăng trưởng có anh nghiệp hạn chế. Chính vì vậy, cần thiết có các giải pháp về chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cho 06 tháng cuối năm 2024 và nên làm và cần làm.

Quan sát hiệu quả của chính sách tài khóa nói chung và chính sách giảm thuế VAT 2% nói riêng trong những năm qua có thể khẳng định rằng hiệu quả của chính sách này là không nhỏ và nó có tác động đa chiều tới nền kinh tế cũng như người dân, doanh nghiệp và thu ngân sách nhà nước.

Theo ông việc tiếp tục được giảm thuế VAT 2% sẽ tác động ra sao đến doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế?

Qua nhiều năm thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% chúng ta đã thấy rất rõ tác động tích cực và đa chiều của chính sách này đối với doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế và đời sống của người dân vẫn còn khó khăn thì việc giảm thuế VAT 2% đóng vai trò quan trọng và then chốt, nó không chỉ đơn thuần là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tài chính mà còn thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ và “khoan sức dân” của chính phủ và Nhà nước.

Xuất phát từ bản chất thuế VAT là loại thế gián thu, cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ do đó, khi giảm thuế VAT 2% thì về mặt lý thuyết thì giá sẽ giảm tương ứng 2% điều đó có nghĩa là người tiêu dùng được hưởng lợi mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ với mức giá rẻ hơn.

Như vậy, tác động đầu tiên của chính sách giảm thuế VAT 2% sẽ giúp cho người dân bớt được gánh nặng và khó khăn, mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn với cùng một lượng tiền tức là cầu hàng hóa, dịch vụ tăng.

Chiều ngược lại, khi người dân mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn từ đó giải phóng được hàng tồn kho, cải thiện vòng quay vốn và tăng tính thanh khoản cũng như gia tăng sản lượng sản xuất, giải quyết được vấn đề việc làm và an sinh xã hội. Quá trình này giúp cung tăng lên làm cho nền kinh tế được lưu thông, sớm được phục hồi và tăng trưởng.

Mặt khác, do thuế VAT là tạm phải nộp khi doanh nghiệp mua hàng ở dạn hàng tồn kho và được khấu trừ khi bán hàng vì vậy giảm VAT 2% đồng nghĩa với doanh nghiệp giảm được lượng vốn lưu động là tiền 2% hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được tăng lên do không phải vay mượn, không phát sinh lãi vay và có các nguồn lực tài chính để đầu tư hoặc chi cho các khoản chi khác của doanh nghiệp trong bối cảnh eo hẹp về tài chính và khả năng tiếp cận vốn tín dụng khó khăn là điều hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.

Nhìn ở góc độ rộng, khi nền kinh tế được phục hồi và tăng trưởng có nghĩa là đời sống của người dân được cải thiện, doanh nghiệp được phát triển khi đó quy mô của nền kinh tế lại được tăng lên từ đó giúp ngân sách nhà nước không chỉ ổn định nguồn thu đối với quy mô của nền kinh tế hiện hữu mà còn có thể gia tăng ngân sách từ việc thu thuế đối với phần quy mô nền kinh tế tăng trưởng do được người dân và doanh nghiệp tiêu dùng và sản xuất nhiều hơn từ tác động giảm thuế VAT 2% này. Hay nói cách khác ngân sách nhà nước cũng được hưởng lợi từ chính sách này trong trung và dài hạn.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những tháng cuối năm 2024, tình hình thu ngân sách đang đối diện rất nhiều khó khăn thách thức. Theo ông, việc tiếp tục giảm thuế sẽ tác động ra sao đến kết quả thu ngân sách, ngành Tài chính cần có những giải pháp gì để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Quốc hội, Chính phủ giao năm năm 2024, khi nhiều chính sách miễn, giảm thuế tiếp tục được triển khai?

Tôi cho rằng tình hình thu ngân sách đang đối diện rất nhiều khó khăn thách thức là điều dễ hiểu trước bối cảnh của nền kinh tế chưa được phục hồi, đời sống người dân và doanh nghiệp chưa thực sự ổn định và phát triển cần có thêm thời gian và các nguồn lực hỗ trợ trong thời gian tới.

Khi giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng về cơ bản ngân sách năm 2024 vẫn có thể tăng do quy mô nền kinh tế được tăng lên nhờ các tín hiệu phục hồi và phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách giảm thuế VAT 2% trong bối cảnh 6 tháng cuối năm 2024 chỉ ảnh hưởng đến ngân sách trong ngắn hạn. Nhưng quan trọng hơn cả là chính sách “khoan sức dân” sẽ đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và nâng cao đời sống của người dân từ đó sẽ “nuôi dưỡng nguồn thu” trong trung và dài hạn.

Mặt khác, do ưu biệt của chính sách giảm thuế VAT có tác động đa chiều do đó ngân sách nhà nước không chỉ thu thêm được từ tăng trưởng của nền kinh tế sơ với không giảm thuế và thu thêm được thuế TNDN và các loại thuế khác do phục hồi nên kinh tế từ đó tăng thu ngân sách bù đắp cho phần giảm thuế VAT 2%.

Để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách giảm thuế VAT 2% và không ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách nhà nước thiết nghĩ Bộ Tài chính và Tổng cục thuế tiếp tục rà soát, đôn đốc và quyết liệu thu nợ đọng thuế. Bên cạnh đó tăng cường công tác thanh, kiểm tra trống gian lận đối với các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro và gian lận đồng thời tiếp tục thực hiện đa biện pháp trong quản lý, thu, nộp thuế của thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số đang có tốc độ tăng trưởng và phát triển không ngừng lớn mạnh từ đó giúp phần nào cải thiện công tác thu ngân sách năm 2024.

Có nhiều ý kiến cho rằng chính sách giảm thuế VAT cần được sử dụng triệt để hơn nữa, ông đánh giá về ý kiến này như thế nào?

Tôi cho rằng chính sách giảm thuế VAT cần được sử dụng triệt để và toàn diện hơn nữa để chính sách này tác động không chỉ đa chiều và còn sâu rộng đến nền kinh tế và người dân.

Theo đó, Chính phủ mạnh dạn trình Quốc hội chính sách thuế GTGT không chỉ là 10% xuống 8% mà nên giảm sâu và giảm mạnh từ 10% xuống 5% để tính ưu biệt chính sách này chiến thắng sức nặng khó khăn của nền kinh tế mà người dân và doanh nghiệp đang phải đối mặt. Cần thiết Chính phủ xem xét khả năng vực dạy của nền kinh tế năm 2025 để trình Quốc hội kế hoạch miễn, giảm thuế cho năm 2025 từ đó giúp Quốc hội có dự toán ngân sách chính sách hơn và chủ động hơn.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nên trình Quốc hội chính sách gia hạn thuế GTGT cho 6 tháng đầu năm sang năm 2025 khi nền kinh tế phục hồi cũng là những giải pháp giúp doanh nghiệp cho trông bối cảnh khó khăn.

Ngoài các chính sách về thuế GTGT nêu trên tôi cho rằng Bộ Tài chính và Chính phủ cần xem xét các chính tài khóa khác như miễn, giảm, gia hạn thuế TNDN, TNCN và các chính sách giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với thực tiễn bên cạnh các hỗ trợ về chính sách tiền tệ sẽ giúp cho nền kinh tế sớm phục hồi.

Dinh Viet

Nguồn TCDN: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giam-thue-vat-2-se-giup-nguoi-dan-giam-bot-kho-khan-d48418.html