Giáo viên có bằng thạc sĩ lợi thế khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Giáo viên phổ thông hạng III có hệ số lương 3,33 và 3,66 nếu được thăng hạng II sẽ được lên cùng hệ số lương là 4,0.
Theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung quy định bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, giáo viên có bằng thạc sĩ sẽ có lợi thế khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (giáo viên phổ thông) nếu có bằng thạc sĩ thì chỉ cần giữ chức danh nghề nghiệp hạng III 6 năm (không kể thời gian tập sự) là đủ điều kiện xét thăng hạng II.
Giáo viên tiểu học
Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) nếu đã có bằng thạc sĩ trở lên đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Giáo viên trung học cơ sở
Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) nếu đã có bằng thạc sĩ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Giáo viên trung học phổ thông
Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) nếu đã có bằng thạc sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Quyền lợi của giáo viên khi được thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Theo các Thông tư 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập, giáo viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Cụ thể, giáo viên phổ thông hạng III có hệ số lương 3,33 và 3,66 nếu được thăng hạng II đều được lên hệ số lương 4,0.
Trong khi đó, giáo viên chưa được thăng hạng chức danh nghề nghiệp (hạng III) có từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Kéo theo giáo viên phổ thông hạng II cũng có lợi thế về thời gian khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng I.
Cần biết thêm, giáo viên phổ thông hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Thứ tự ưu tiên khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức khi có số lượng dự xét thăng hạng nhiều hơn chỉ tiêu
Tại Điều 40 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP) quy định xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng như sau:
- Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại mục 1, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Viên chức có thành tích cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
2. Viên chức là nữ;
3. Viên chức là người dân tộc thiểu số;
4. Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
5. Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Trường hợp không xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Như vậy, thứ tự ưu tiên khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức khi có số lượng dự xét thăng hạng nhiều hơn chỉ tiêu như sau: