Giữ 'lửa' nghề thổi thủy tinh nơi ven đô thành

Từ những năm 60, người dân huyện Thường Tín (Hà Nội) đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, chén… đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Thổi thủy tinh là nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thổi thủy tinh là nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Quy trình để tạo ra một sản phẩm thủy tinh cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, đến khâu chế tác.

Các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu khác nhau như xanh, trắng. Sau đó, các mảnh thủy tinh vụn hoặc cũ hỏng được tái chế lại bằng cách cho vào lò và nung nóng chảy.

Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi.

Hình ảnh thợ thổi thủy tinh.

Hình ảnh thợ thổi thủy tinh.

Khi nung nóng thủy tinh trên lửa tới độ “chín”, người thợ sẽ sử dụng một ống sắt để quết thủy tinh nóng chảy vào đầu ống, sau đó dùng hơi để thổi vào thủy tinh nở phình ra. Trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm

Mỗi nhà làm nghề đều có bí quyết gia truyền riêng để làm nên sản phẩm tinh xảo và độc đáo.

Mỗi nhà làm nghề đều có bí quyết gia truyền riêng để làm nên sản phẩm tinh xảo và độc đáo.

Người thợ thổi thủy tinh phải chịu nóng tốt và dễ bị bỏng. Vào ngày hè, làm việc ngay gần lò 1.300 độ C nhưng người thợ không được dùng quạt. Nếu có gió là ngọn lửa đổi hướng, không thể làm được sản phẩm theo ý muốn.

Tiêu chí bắt buộc của nghề này là phải điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Những họa tiết trang trí cũng được người thợ uốn rất linh hoạt từ cát nung chảy. Vì vậy đòi hỏi người thợ cần tỉ mỉ và khéo tay.

Tiêu chí bắt buộc của nghề này là phải điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Những họa tiết trang trí cũng được người thợ uốn rất linh hoạt từ cát nung chảy. Vì vậy đòi hỏi người thợ cần tỉ mỉ và khéo tay.

Để làm ra được các sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Khi mới cho thủy tinh vào lửa, thủy tinh sẽ dần chuyển màu, lúc đó chỉ cần hà hơi thổi nhẹ, thủy tinh sẽ phồng ra to nhỏ theo ý muốn.

Để làm ra được các sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Khi mới cho thủy tinh vào lửa, thủy tinh sẽ dần chuyển màu, lúc đó chỉ cần hà hơi thổi nhẹ, thủy tinh sẽ phồng ra to nhỏ theo ý muốn.

Thủy tinh nguội rất nhanh nên công đoạn chỉnh sửa sản phẩm được thực hiện trên ngọn lửa.

Thủy tinh nguội rất nhanh nên công đoạn chỉnh sửa sản phẩm được thực hiện trên ngọn lửa.

Sau khi ra khỏi lò nung, thủy tinh sẽ nguội rất nhanh nên công đoạn tạo hình cho họa tiết phải thật khẩn trương và thật chính xác. Khâu này đòi hỏi những người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm về việc tạo hình, những người thợ mới học nghề thì không làm khâu này được.

 Sản phẩm thủy tinh chủ yếu của làng nghề hiện nay là cốc chén, ống nghiệm, bóng đèn…

Sản phẩm thủy tinh chủ yếu của làng nghề hiện nay là cốc chén, ống nghiệm, bóng đèn…

Làm nguội thủy tinh cũng là một bước quan trọng vì nếu hạ nhiệt không đều, thủy tinh sẽ kém chất lượng và dễ vỡ. Cần hạ nhiệt độ theo đúng quy trình hạ từ từ khi thủy tinh ra lò

Trăm hay không bằng tay quen, mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở xã Thống Nhất mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm.

Trăm hay không bằng tay quen, mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở xã Thống Nhất mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm.

Do nhu cầu thị trường, do đơn đặt hàng của khách nên mỗi thời điểm, mỗi hộ dân nơi đây chỉ sản xuất một mặt hàng duy nhất cho đến khi có đơn đặt hàng sản phẩm khác.

Do nhu cầu thị trường, do đơn đặt hàng của khách nên mỗi thời điểm, mỗi hộ dân nơi đây chỉ sản xuất một mặt hàng duy nhất cho đến khi có đơn đặt hàng sản phẩm khác.

Hiện nay, hạn chế lớn nhất của thủy tinh Việt Nam là ít mẫu mã, những người thợ làm thủ công ở xã Thống Nhất thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc chén, lọ hoa, bóng đèn, coóng chim…

 Người thợ kiểm tra, cân và đóng gói sản phẩm để xuất xưởng.

Người thợ kiểm tra, cân và đóng gói sản phẩm để xuất xưởng.

Trải qua nhiều năm tháng khó khăn để thích ứng với biến đổi của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều hộ làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã Thống Nhất hiện không chỉ sản xuất những đồ dùng thủy tinh truyền thống mà còn tìm tòi nghiên cứu để làm ra các vật dụng, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

 Thế hệ trẻ của làng nghề chăm chú học hỏi để quyết tâm giữ "lửa" cho nghề thổi thủy tinh truyền thống.

Thế hệ trẻ của làng nghề chăm chú học hỏi để quyết tâm giữ "lửa" cho nghề thổi thủy tinh truyền thống.

Đây là một trong những nghề truyền thống của Việt Nam đang bị mai một dần vì nhiều lý do như: giá thành, mẫu mã và sự vất vả. Tuy nhiên, vẫn còn đó những người thợ lành nghề vẫn ngày ngày truyền đạt cho lớp trẻ để níu giữ nghề truyền thống này.

Mai Hương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/giu-lua-nghe-thoi-thuy-tinh-noi-ven-do-thanh-EKV8nil7R.html